3 Giống Khổ Qua Lai Mới - Thêm Lựa Chọn Cho Nông Dân

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.
So sánh với các giống khổ qua lai ngọai nhập hoặc các giống có nguồn gốc ngọai thì khổ qua lai F1 của Sao Cao Nguyên có nhiều đặc tính vượt trội về tính sớm, năng suất, chất lượng và thời gian thu trái. Điều đặc biệt là do được nghiên cứu và SX hòan tòan trong nước nên giá giống phù hợp với túi tiền nông dân.
Đặc tính giống:
Khổ qua lai F1 SAO SỐ 1: Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi rộng, dễ đậu trái, trồng được quanh năm. Thu trái 37-38 ngày sau khi gieo. Thời gian thu kéo dài 1-2 tháng. Trái dài 17-18cm. Gai lớn, da bóng, đường gai liền, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu. Năng suất trung bình 30- 35 tấn/ha.
Khổ qua lai F1 SAO SỐ 2: Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi rộng, dễ đậu trái, phân nhánh ngang nhiều, sai trái, trồng được quanh năm. Thu trái 37-38 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 1-2 tháng. Trái dài 20-22 cm. Gai nở, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu. Năng suất trung bình 30-35 tấn/ha.
Khổ qua lai F1 SAO SỐ 3: Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi rộng, dễ đậu trái, phân nhánh ngang nhiều, sai trái, trồng được quanh năm. Thu trái sớm, 35-36 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 1-2 tháng. Trái dài 20-22cm. Gai nở, da bóng, đường gai liền, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu. Năng suất trung bình 30-35 tấn/ha. Đặc biệt, do ruột nhỏ nên tỷ lệ phần thịt quả ăn được rất cao: ruột 11,6%, thịt quả 88,4% so với giống lai ngoại nhập thông thường tỷ lệ tương ứng là 14,6% : 85,4%.
Yêu cầu kỹ thuật chính:
- Lượng hạt giống: Một hecta cần 4kg hạt.
- Chuẩn bị đất và gieo trồng: Khổ qua dễ chọn đất trồng, tuy nhiên thích hợp với đất màu mỡ. Lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1m, rãnh rộng 0,4m. Phủ bạt và đục lỗ khoảng cách 0,4- 0,5m, gieo 1 hạt/ hốc. Nên ngâm hạt với nước ấm trong 5 - 6 giờ và ủ hạt trong khăn ẩm, sau 2 ngày hạt nào nhú mầm đem gieo trước. Sau khi gieo cần xịt thuốc ngừa kiến, dế và bệnh lở cổ rễ.
- Bón phân: Bón lót 1.000 kg vôi; 15-20m3 phân chuồng hoai; 400-500kg super lân/ ha. Bón thúc bằng urea, NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 cách nhau 15 ngày 1 lần kể từ khi gieo. Lượng thúc phân hóa học tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây.
- Tưới tiêu: Tưới đủ ẩm bằng doa hoặc tưới rãnh. Đảm bảo tiêu thoát nước tốt khi mưa to.
- Chăm sóc: Cắm chà, chăng lưới để khổ qua leo giàn. Tỉa bỏ trái đầu sát gốc, lấy các trái sau vì lúc này trái có hình dạng chuẩn. Không cần bấm ngọn, tỉa cành vì giống cho trái sớm và thu hoạch kéo dài. Chú ý ngừa giòi đục trái và bệnh phấn trắng là các loại sâu bệnh thông thường của cây khổ qua để giữ cho cây bền và tăng năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo