3.000 M2 Ớt Thu 550 Triệu Ở Lâm Đồng

Được sự hướng dẫn của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương, vụ ĐX 2013-2014, anh Nguyễn Hùng Lân ở thôn Lạc Viên, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương mạnh dạn đầu tư trên 90 triệu đồng trồng 12.000 cây ớt ngọt giống ARISTONE trên diện tích 3.000 m2. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn ớt không xảy ra nấm bệnh.
Từ trước Tết Nguyên đán đến nay giá ớt tăng mạnh, bán tại vườn gần 30.000 đ/kg, anh thu nhập trên 550 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 375 triệu. Hiện vườn ớt vẫn đang ra quả và tiếp tục cho thu hoạch đến hết tháng 3/2014.
Có thể bạn quan tâm
Để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quyết định nhằm tăng năng suất lao động của người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Trên cánh đồng Tộc rộng hơn 10ha, không khí thu hoạch lúa tái sinh của bà con cũng khẩn trương, rộn ràng chẳng kém khi gặt lúa chiêm xuân. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi bởi vẫn chân ruộng ấy, không mất công cấy hái, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chỉ đầu tư thêm một yến phân bón NPK mà sau một tháng rưỡi đã được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 90 kg/sào, có nơi năng suất lên đến 1,2 tạ/sào.

Sau một thời gian dài chờ đợi, nông dân huyện Duy Xuyên mới được phía doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa giống đến thu mua sản phẩm.

Bên dòng kênh chính Thạch Nham ở thôn 6, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), vợ chồng ông Lê Văn Trang trong nhiều năm nay đã tập trung cải tạo đất hoang thành khu vườn lý tưởng rộng khoảng bốn nghìn mét vuông để làm kinh tế theo mô hình vườn-ao- chuồng (VAC).

Huyện Nghĩa Hành đã triển khai nhiều chương trình nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng lai bò nhập ngoại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.