24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề

Trong số đó, hơn 16.000 người được đào tạo. Số còn lại được các chương trình lồng ghép hỗ trợ học nghề như chương trình khuyến công, đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 và đề án hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, tạo việc làm.
Khoảng 80% số lao động có việc làm sau khi tham gia các lớp học nghề trên. Nhiều mô hình đào tạo nghề mang lại hiệu quả rõ rệt như các nhóm nghề trong nông nghiệp (kỹ thuật trồng cây vụ đông), các làng nghề truyền thống...
Các chương trình đào tạo nghề được đánh giá là phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chưa bền vững, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, số người bị thu hồi đất ở các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề còn ít. Trong 5 năm qua, con số này chưa đến 500 người.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đồng thời, lồng ghép hoat động đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác...
Có thể bạn quan tâm

Trước sức ép cạnh tranh từ thịt gia cầm giá rẻ, ngày 21/8, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn quốc "Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà".

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.