Phát Triển Nghề Ba Ba Gai
Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.
Cty cải tạo 1 ao nuôi ba ba gai bố mẹ, 1 ao nuôi con giống, khu vực sinh sản nhân tạo, khu ấp trứng, khu bể ương giống, nuôi thương phẩm…
Sau hơn 1 năm thực hiện mô hình, ba ba gai đã sinh nở 9 đợt được 6.356 trứng. Thụ tinh được 5.621 trứng, đạt 88,2%; nở 4.800 con, đạt 84,3%. Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản đều đạt được…
Mô hình cũng nhân rộng các cơ sở nuôi ba ba gai thương phẩm với số lượng 4.604 con, tỷ lệ sống 85 - 90%. Hiện tại ba ba gai thương phẩm đạt trọng lượng bình quân 500 gr/con, có con đạt 700 gr. Dự kiến đến tháng 8/2014 bình quân đạt từ 1 - 1,2 kg/con với tổng sản lượng ước đạt 3.500 - 4.000 kg.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.
Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.
Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.
Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.
Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.