2 Tôm 1 Lúa

Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho hay, năm 2013 bình quân mô hình tôm - lúa, người dân có tổng thu khoảng 100 triệu đồng/ha.
Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.
Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho hay, năm 2013 bình quân mô hình tôm - lúa, người dân có tổng thu khoảng 100 triệu đồng/ha. Trong đó, vụ nuôi tôm sú thu được 300 - 350 kg/ha (70 - 75 triệu đồng), vụ lúa đạt 5 tấn/ha (25 triệu đồng). Sau khi trừ chi phí cho thu lãi 70 - 80 triệu đồng/ha.
Con tôm càng xanh rất thích hợp với môi trường nơi đây, mang lại cho người dân thêm một nguồn thu đáng kể. Hiện mô hình 2 tôm - 1 lúa phát triển mạnh ở các xã Trí Phải, Biển Bạch Ðông, Tân Bằng, Trí Lực.
Với diện tích 3 ha, anh Nguyễn Thanh Tùng ở xã Biển Bạch Ðông thả nuôi 20.000 con giống, thu về lợi nhuận khoảng 35 triệu đồng. Năm nay, gia đình thả 25.000 con giống. Hiện tôm phát triển tốt, hứa hẹn anh sẽ có nguồn thu cao hơn vào cuối năm.
Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm: “Ðể bắt tay vào vụ nuôi mới, cần chuẩn bị khâu diệt cá tạp trên ruộng để tránh hao hụt lượng tôm giống. Chú ý rửa mặn sao cho độ mặn giảm còn khoảng 5 phần nghìn để tôm con có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Trước khi thả tôm giống, bà con vèo tôm trên ruộng từ 5 - 7 ngày, cho ăn bằng cá bột xay nhuyễn, sau đó bung thả ra ruộng. Khoảng 1 tháng sau tiếp tục đưa nước ngọt vào giảm độ mặn xuống và tiến hành cấy lúa”.
Nói về hiệu quả từ mô hình tôm lúa xen tôm mang lại, anh Nguyễn Văn Bình, một hộ dân ở xã Trí Phải tâm sự, kết hợp nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa không chỉ mang lại thức ăn tự nhiên, tốt cho con tôm bằng những lá lúa, rễ lúa mà còn bổ trợ cho cây lúa ít bệnh hơn, tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch.
Bởi nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ làm chết tôm. Không chỉ vậy, xen canh trên cùng diện tích giúp hạn chế được dịch bệnh.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết, năm 2013 diện tích thả xen tôm càng xanh trong vụ lúa trong của huyện gần 500 ha, tập trung nhiều ở hai xã Trí Phải và Biển Bạch Đông.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.

Từ lâu hành tăm đã là cây trồng truyền thống của nông dân Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng nay hành tăm đang là cây trồng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông ở đây, đạt trên 200 triệu đồng/ha.