Kỹ Thuật Chăn Nuôi Dê Cỏ, Dê Lai
Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Giống dê đang nuôi phổ biến hiện nay trong nhân nhân là giống dê Cỏ, tầm vóc nhỏ, năng suất thịt thấp, cần được lai với giống dê Bách Thảo, dê đực ngoại để có dê lai tầm vóc to, cho nhiều thịt.
I. Chọn giống
1. Dê cái sinh sản:
Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.
2. Dê đực giống
Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.
II. Phối giống
Để tránh đồng huyết, hàng năm cần chuyển đổi đực giống trong đàn cái hợp lý, không cho dê đực giống là anh giao phối với em, hoặc dê đực giống là bố giao phối với con, cháu.
- Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cai >7 tháng tuổi, dê đực giống Bách Thảo, dê ngoại, dê lai 8 - 9 tháng tuổi.
- Cái 18-21 ngày dê cái động dục một lần,? mỗi làn 2-3 ngày. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực, dê cái ve vẩy đuôi, kém ăn, nhảy lên lưng con khac, âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm dịch từ âm đạo chảy da.
Sau khi phối 18-20 ngày nếu không thấy thụ thai, dê cái sẽ động dục lại.
III. Thức ăn
Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu, sim mua .. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối .. dê rất thích ăn.
- Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát.
- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.
- Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3-5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê về chuồng.
- Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.
IV. Chăm sóc dê mẹ và dê lai
- Dê chửa 150 ngày (dao động từ 147-157) thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở dê con.
- Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng dê con.
- Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10%.
- Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3-5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ tiêu, sau đó chăn thả gần nhà tối về chuồng cho dê mẹ ăn thêm 0,2-0,3kg thức ăn xanh/ngày.
- Đến 21-30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.
- Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm 0,1-0,3kg ngô, khoai, sắn/con/ngày.
V. Chuồng trại
Nuôi dê phải làm chuồng sàn cách mặt đất 50-80cm. Chuồng luôn khô, sạch, thoáng mát mùa hè và tránh được gió mùa đông.
- Sàn bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe rộng 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị kẹt chân.
- Nên có ngăn riêng cho:
+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.
+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi.
+ Cho các loại dê khác.
- Có máng cỏ và máng uống nước.
- Có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế bằng vôi bột 1 tháng/lần.
- Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:
+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7-1 m2/con.
+ Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3-0,5 m2/con.
VI. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh: định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.
- Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.
Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.
Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.
Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà (Lào Cai), sản lượng atisô tươi năm 2014 toàn huyện ước đạt 300 tấn, tăng hơn 200 tấn so với năm 2013.