2 Giống Mía Cao Sản

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới cấy mô”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH-CN tỉnh Bình Định) vừa khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới cấy mô cao sản K95-156 và Suphunburi 7, năng suất chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, tương đối phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Định.
So với một số giống mía cũ thì năng suất tăng 30 - 40 tấn/ha, có thể bổ sung vào cơ cấu, thay thế các giống sau 5 - 6 năm đã thoái hóa. Đây là 2 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển mía đường nhập nội về năm 2005. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép đưa vào SX thử ở vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và một số khu vực thoát nước tốt ở vùng Tây Nam bộ.
Niên vụ 2012 - 2013 Trung tâm Ứng dụng KHCN Bình Định thực hiện các mô hình trồng 2 giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô trên diện tích 25 ha ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn. Sau 8 tháng trồng, đến tháng 3/2013 đã cho thu hoạch. Cây mía có đường kính thân từ 2,5 - 3 cm, năng suất đạt 7 tấn/sào, tức 140 tấn/ha, chữ đường trên 11. Cả 2 giống mới đều tỏ ra thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác ở Bình Định.
Ông Thiệu Thanh Huy ở thôn Tân Hòa, xã Nhơn Hòa tham gia trồng mô hình với 1ha giống mía nuôi cấy mô K95-156 cho biết, giống mía này trồng 6 tháng cũng đạt gần 100 tấn/ha, bán giống 1,2 triệu đồng/tấn, cao hơn mía thịt 0,2 triệu đồng/tấn, tính ra lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.

Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…

Viện lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình các giống đậu nành, đậu phộng thích ứng biến đổi khí hậu. Gần 80 đại biểu của Sở NN- PTNT, Trung tâm giống, Trung tâm Khuyến nông... các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai tham dự.

Cỏ sả có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau ở An Giang, chịu được khí hậu hạn hán và khô, nhờ hệ thống rể mọc sâu và rộng. Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước

Nhằm bổ sung giống dưa hấu năng suất, chất lượng cao, ít nhiễm sâu bệnh, Phòng NN- PTNT huyện Nam Sách (Hải Dương) đã triển khai đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống dưa hấu lai F1 Super Hoàn Châu tại 2 xã Nam Hưng và An Sơn.