Hiệu Quả Từ Giống Cam Chín Sớm CS1
So với các vườn trồng giống cam xã Đoài, cam canh, thì Giống cam CS1 có ưu điểm là chín sớm hơn 1 tháng. Nhờ ưu thế là giống cam chín sớm, thu hoạch sớm hơn các giống cam canh, cam xã Đoài, vì vậy cam không bị thương lái ép giá, giá bán luôn ổn định từ 13-15 nghìn/1 kg.
Ông Phạm Văn Khu, ở khu 3, thị trấn Cao Phong, Hòa Bình có 2 ha đất đồi trồng cam CS1. Từ khi chuyển sang trồng giống cam này, ông Khu thấy rằng cam được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với giống cam xã Đoài mà ông trồng trước kia.
Ông cho biết thêm: “Trước khi trồng cam CS1 này tôi đã trồng giống cam xã Đoài của nông trường. Hiệu quả thì nó không bằng giống cam long vàng CS1 được. Kỹ thuật chăm sóc thì như nhau thôi, nhưng được cái loại cam này nó không có hạt, mỏng vỏ hơn, ngọt hơn.”
Cam CS1 có lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt trong quả ít. Cam có vị ngọt mát. Giống cam này có nguồn gốc từ giống cam Xã Đoài, do Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi tuyển chọn trong nhiều năm. Đây là kết quả của quá trình chọn lọc liên tục những cá thể cây cam truyền thống xã Đoài có năng suất, chất lượng cao nhất và đặc biệt là thời gian chín sớm hơn. Nhờ đó, giống cam CS1có những ưu thế cao hơn hẳn giống cam ban đầu.
Cam là một trong những thế mạnh của Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình về cả diện tích và sản lượng. Hiện nay trên địa bàn Cao Phong có 400 ha diện tích đất đồi, trong đó chủ yếu là loại đất bazan, có tầng canh tác dầy. Việc phát triển các loại cây có múi, trong đó có giống cam chín sớm CS1 thời gian tới là hướng đi phù hợp.
Hiện nay địa bàn thị trấn Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng giống cam chín sớm lên tới 70ha/400 ha tổng diện tích trồng cam của cả vùng. CS1 là giống cam không chỉ thích hợp trồng ở Cao Phong mà còn thích hợp trồng ở một số vùng như Bắc Giang, Nghệ An.., góp phần làm phong phú chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế.
Giống cam chín sớm CS1 không kén đất, thích nghi tốt với điều kiện đất có tầng canh tác dày, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao. Sau 3 năm trồng mới giống cam CS1 đã bắt đầu cho bói, đến năm thứ 5 năng suất có thể đạt trên 100 tấn/1 ha.
Trồng cam CS1 không khó, các kỹ thuật chăm sóc tương tự như các giống cam xã Đoài, cam sành…. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, bà con nên chú ý phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ, bón phân theo các giai đoạn phát triển của cây.
Thạc Sỹ Nguyễn Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có múi lưu ý: “Cơ bản thì chăm sóc cây cam này tuân thủ theo kỹ thuật chăm sóc cam nói chung, nhưng do đây là loại cam chín sớm, vì vậy mọi công tác bón phân và phòng trừ sâu bệnh cần phải làm trước 1 tháng.”
Đặc biệt, các giống cây có múi nói chung, và giống cam CS1 nói riêng là những cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập, vì vậy khi chọn địa điểm trồng cam bà con nên chọn vùng cao ráo, ít úng ngập.
Có thể bạn quan tâm
Bà con ở đây đón thầy Minh như đón người thân về nhà. Gần 10 năm nay, thầy Minh gắn bó với bà con trồng cà chua của huyện Hải Hậu, bằng những giống cà chua lai đầu tiên của trung tâm, chuyển giao tới bà con gieo trồng
Có thể nói, đối với vấn đề trồng cỏ, thật không có gì dễ bằng. Để khắc phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vào thời kỳ hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem như một giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo vệ tốt điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo" giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005. Theo báo cáo, đề tài đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có hai dòng keo lai AH7 và AH1
Chúng tôi chuyên cung cấp các chủng loại cây giống lâm nghiệp, hạt giống với chất lượng cao, thích ứng với mọi địa hình thổ nhưỡng, cho lợi ích kinh tế cao trong thời gian ngắn
Đây là giống rất tốt để đưa ra diện rộng và bổ sung vào cơ cấu giống cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ như Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Tháp, Bến Tre (đặc biệt ở Hậu Giang diện tích phát triển rất mạnh nên giống này còn có tên Hậu Giang 2)