11 ngành hàng nông sản chiến lược điều, tiêu

Điều
Chế biến điều xuất khẩu
Hoa Kỳ và EU:
Phối hợp, thiết lập hệ thống thông tin thị trường cụ thể, minh bạch, kịp thời, nhất là thông tin về tiêu chuẩn chất lượng ban hành mới của Hoa Kỳ và EU, và thông tin về mức độ tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà máy chế biến điều tại Việt Nam;
Tổ chức Chương trình hợp tác xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và EU, tăng cường trao đổi đoàn doanh nghiệp giữa các bên để tạo điều kiện cho các doanh nhân gặp gỡ, tiếp xúc và ký kết hợp đồng, đẩy mạnh tiếp cận các tập đoàn xuyên quốc gia, chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ để kết nối trực tiếp với thị trường này;
Phối hợp, liên kết, thu hút đầu tư để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, chế biến, vận chuyển... nhằm tăng giá trị gia tăng, giảm chi phí vận chuyển.
Trung Quốc:
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp cận hệ thống bán lẻ tại Trung Quốc về pháp lý, thông tin, tổ chức, kỹ thuật; phối hợp thực hiện nghiên cứu thị trường và thiết lập kênh thông tin thường xuyên;
Thống nhất kiểm soát buôn bán tiểu ngạch, minh bạch hóa thông tin, đơn giản hóa thủ tục, chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Tiêu
Việt Nam liên tục là nước dẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới. EU, Hoa Kỳ và Trung Đông là những thị trường xuất khẩu chính ngành hàng tiêu Việt Nam.
EU và Hoa Kỳ: Phối hợp, thiết lập hệ thống thông tin thị trường cụ thể, minh bạch, kịp thời, nhất là những thông tin về tiêu chuẩn chất lượng ban hành mới của EU và Hoa Kỳ, và thông tin mức độ tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà máy chế biến hạt tiêu tại Việt Nam;
Phối hợp, liên hết, thu hút đầu tư để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, chế biến, vận chuyển...
Nhằm gia tăng giá trị, giảm chi phí vận chuyển; xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường các chương trình trao đổi đoàn giữa 2 bên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc, ký hợp đồng và tiếp cận hệ thống bán lẻ để kết nối với các thị trường này.
Trung Đông: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đẩy mạnh tiếp cận các tập đoàn, chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Trung Đông để kết nối trực tiếp với thị trường này;
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về thị trường, kênh phân phối;
Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại; thiết lập quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước nhập khẩu để xây dựng cơ chế, phương thức thanh toán nhanh chóng, an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá cacao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với được mùa, được giá, một số doanh nghiệp còn xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Ngồi dự một hội thảo nhưng chị Kim Oanh – nhân viên một công ty truyền thông có trụ sở tại quận Tân Bình (TP.HCM), liên tục nhắn tin, gọi điện cho một người bà con ở Long Thành (Đồng Nai) nhắc họ phụ chăm sóc vườn rau do chị thuê đất trồng, cung cấp cho cả gia đình...

Theo ông Trần Văn Bé Tư, Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình (huyện Cai Lậy), vùng chuyên canh sầu riêng lớn của tỉnh, giá sầu riêng thương lái thu mua trên dưới 70.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Mong Thong, trên 60.000 đồng/kg đối với giống sầu riêng Ri 6, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng trước.

Trong bối cảnh người trồng cà chua ở Đà Lạt được mùa nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, siêu thị Big C đã tổ chức chương trình bán hàng đặc biệt không lãi từ 27/10 đến 02/11/2014 trên toàn hệ thống để hỗ trợ người trồng cà chua vượt qua khó khăn.

Thông qua mối liên kết đó, giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo “đầu ra” ổn định và có nguồn lợi nhuận cao để luôn yên tâm sản xuất, gắn bó với đồng ruộng; còn về phía nhà doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo điều kiện phát triển sản xuất…