Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục

Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.
Đáng chú ý, các cơi đọt ra hoa từ những cành đã từng bị chổi rồng ở các vụ trước. Theo ông Tám thì nguyên nhân khiến cây ra đọt và đậu trái là do khi cây bị chổi rồng, không thể cho trái nhưng nhà vườn vẫn bón phân, tưới thuốc nên cây đã dần dần phục hồi khả năng sinh trưởng và chống chọi với dịch bệnh. Ngoài ra, với việc hỗ trợ chi phí dập dịch từ phía ngành chức năng trên diện rộng đã giúp cho dịch bệnh được kiềm chế.
Không riêng vườn nhà ông Tám, mà hầu hết các vườn nhãn tại Châu Thành đều ra hoa và mang trái trong vụ này. Tỉ lệ trái dao động từ 60 - 80% tùy vào điều kiện chăm sóc của nhà vườn. Với chi phí xử lí ra hoa, nhà vườn chỉ mất từ 500 - 700 ngàn đồng/công, ít hơn từ 300 - 500 ngàn đồng so với chi phí xử lý chổi rồng, nhưng nhà vườn tỏ ra rất phấn khởi vì nhãn đã cho trái trở lại.
Ông Phan Anh Thể - nhà vườn ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành cho biết, năm 2013 ông tập trung xử lý, tưới thuốc nhưng vẫn ra bông chổi rồng. Còn trong vụ này, ông dự định không xử lý bông trái mà sẽ đốn bỏ chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác, nhưng sau những đợt mưa vừa qua ông thấy vườn nhãn ra đọt non nên bón phân, tưới thuốc đến nay vườn nhãn đã ra trái đạt 70% so với trước khi có bệnh chổi rồng”.
Theo đánh giá của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh có thể là do các biện pháp quản lý dịch bệnh chổi rồng trong thời gian qua phát huy tác dụng. Hiện diện tích bị chổi rồng nặng trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt và chỉ còn khoảng 800ha so với hơn 3.000ha diện tích nhãn toàn huyện. Trong đó có trên 1.000ha nhãn đang ra hoa đậu trái với tỉ lệ từ 50 - 70%. Tập trung nhiều nhất tại các xã An Khánh, Phú Hựu, Hòa Tân... Những tín hiệu tích cực này cho thấy vườn nhãn Châu Thành đang trên đà khôi phục.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;