100% mẫu chè Oloong xuất đi Đài Loan đảm bảo chất lượng

148 mẫu (968 tấn) của 40 công ty sản xuất, chế biến chè Oloong đã được đối tác gửi đi phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra 14 hoạt chất, gồm Acetamiprid, Chlopyryfos Ethyl, Alpha-cypermethrin, Imidacloprid, Detamethrin, Fipronil, Entofenprox, Dinotefuran, Emamectin, Benzoate, Buprofezin, Oxymatrine, Carbendazim, Hexaconazol. Kết quả không có mẫu có dư lượng vượt ngưỡng. Phía khách hàng và chính quyền Đài Loan đã thông báo cho các công ty sản xuất chè của Lâm Đồng về kết quả này.
Trước đó, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thời gian qua phía các đối tác Đài Loan đã trả lại khoảng 80 tấn chè đen cho một số công ty sản xuất chè của Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cũng với nguyên nhân trên, có hơn 2.000 tấn chè đen không thể xuất khẩu.
Theo ông Lại Thế Hưng, từ thời điểm giữa năm 2014 đến nay, do ảnh hưởng dư luận về việc chè Lâm Đồng nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dioxin từ phía Đài Loan dẫn đến việc tiêu thụ chè gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng chè đen xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh. Sản phẩm chè xuất đi nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan) bị kiểm tra khắt khe hơn trước đây.
Có thể bạn quan tâm

2 tuần qua, ngư dân huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) đánh lưới bắt được nhiều cá bông lau to từ 5 - 7kg/con trên sông Hậu, đoạn từ đuôi cồn Bà Hòa đến vàm Chắc Cà Đao. Tiểu thương chợ An Châu (Châu Thành) mua của ngư dân giá 180.000 đồng/kg, sau đó đưa về chợ cắt khúc bán từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công ít dần. Trước thực trạng đó, những mô hình nuôi tôm thành công theo hướng an toàn sinh học rất đáng được quan tâm, đúc kết, để tìm ra quy trình nuôi mang lại hiệu quả bền vững.

Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.