Mô Hình Gà Thịt Thả Vườn Đạt Hiệu Quả

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.
Mục tiêu của mô hình nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao ở vùng gò đồi, từng bước hình thành chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng "thương hiệu gà đồi" cho địa phương có lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi gà ở vùng gò đồi.
Đến nay, sau 2 - 3 tháng nuôi, gà sinh trưởng và phát triển tốt, gà đạt trọng lượng bình quân 1,5kg/con, dự kiến gà nuôi 3 - 4 tháng tuổi đạt trên 1,7kg/con, với giá bán 70.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí (thức ăn, thuốc thú y, điện, khấu hao chuồng trại) thì người chăn nuôi lãi khoảng 22.160 đồng/con.
Theo đánh giá, gà thích nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống và chuồng trại của các địa phương, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 91%, ít bệnh tật, chất lượng gà thịt ngon, dễ bán hơn các giống gà khác, có thể khuyến khích nhân rộng trong sản xuất.
Từ kết quả đạt được của mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Bình đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình, từng bước xây dựng thương hiệu gà đồi cho các địa phương, nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.

Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.

Du lịch phát triển đã giúp nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hồi sinh, trở thành điểm tham quan của khách. Tuy nhiên, du lịch cũng mang đến những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.

Những ngày này, nhiều hộ dân ở các xã ven sông của huyện Duy Xuyên đang khẩn trương thu hoạch vụ tôm cuối cùng trong năm 2015 nhằm tránh thất thoát do mưa lũ gây ra. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi này không cao do sản lượng sụt giảm cùng giá bán thấp hơn các vụ trước.

Nhờ đẳng sâm, đời sống của người dân xã A Xan (huyện Tây Giang) từng bước được gỡ khó, dần đi vào ổn định.