Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu

27 Tuổi, Sở Hữu Gần 60 Con Trâu
Ngày đăng: 22/02/2014

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.

Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp lớp 12, Thiện không thi đại học mà xin bố mẹ vào Nam buôn bán phụ tùng xe máy. Năm 2009, đang ăn nên làm ra với khoản thu gần 400 triệu đồng/năm thì bố Thiện lấy lý do gia đình có việc rồi gọi anh về quê, nhưng thực ra là sợ con sống xa nhà lại sa vào con đường nghiện ngập, tệ nạn xã hội.

Về nhà, Thiện phụ giúp bố mẹ chăn trâu. Thấy đất đồng bị thu hồi cho dự án nhiều nhưng lại bỏ hoang không ai quản lý, tiếc của, Thiện nảy ý định mua thêm trâu nuôi để tận dụng nguồn cỏ tự nhiên. “Bàn bạc với bố và được bố đồng ý, tôi lặn lội lên tận Lương Sơn (Hòa Bình), Phú Thọ mua giống trâu về thả nuôi” - Thiện cho hay.

Thấy con nuôi trâu hiệu quả, bố mẹ giao lại đàn trâu cho con trai. Từ 10 con trâu của bố, Thiện đã nhân số lượng lên gần 60 con bố mẹ. Không chỉ nuôi trâu thịt, Thiện còn nuôi trâu để bán giống. “Tôi thả trâu ngoài đồng nên không mất tiền xây chuồng trại, lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn”- Thiện cho hay.

Với mỗi con trâu có trọng lượng 1,5 - 2 tạ, bán với giá trung bình 200.000 đồng/kg, một năm bán 30-40 con Thiện cũng có hơn 400 triệu đồng. Cộng thêm gần 200 triệu đồng bán 20 con trâu giống, mỗi năm anh bỏ túi gần 600 triệu.

Chia sẻ bí quyết chọn giống và chăm sóc trâu, Thiện thổ lộ: “Trâu phải chọn con khoang xoáy, tam sơn (khấu đuôi) càng thấp thì trâu nuôi càng nhanh béo. Đặc biệt phải chọn giống trâu ở các tỉnh nằm dọc theo sông Hồng, tránh nơi có đá vôi, khe núi như thế trâu mới thích nghi được với điều kiện ở địa phương mình. Đồng thời, thường xuyên theo dõi đàn trâu, phát hiện kịp thời bệnh để có cách điều trị, tránh lây lan cho cả đàn”.

Với những kinh nghiệm đúc kết từ 5 năm nuôi trâu, anh Thiện nói sẽ sẵn sàng trao đổi (qua số điện thoại: 0987.123.464) để bà con nông dân khắp mọi miền học tập.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nuôi Gà Tập Trung Ở Lê Lợi (Quảng Ninh) Phát Triển Nuôi Gà Tập Trung Ở Lê Lợi (Quảng Ninh)

Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.

20/05/2014
Sóc Trăng: Quản Lý Bệnh Đạo Ôn Vi Khuẩn Vụ Lúa Hè Thu Sóc Trăng: Quản Lý Bệnh Đạo Ôn Vi Khuẩn Vụ Lúa Hè Thu

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.

20/05/2014
Để Cá Ngừ Đại Dương Trở Thành Sản Phẩm Chiến Lược Để Cá Ngừ Đại Dương Trở Thành Sản Phẩm Chiến Lược

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

21/05/2014
Cá Lau Kính Sát Thủ Với Vẻ Mặt Cười Cá Lau Kính Sát Thủ Với Vẻ Mặt Cười

Mặc dù có thể làm thành những món ăn hấp dẫn, nhưng cá lau kính – một loài sinh vật ngoại lai – đang là mối nguy cơ có thật đối với hệ sinh thái trong các thủy vực tự nhiên.

21/05/2014
Chú Trọng Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc Gia Cầm Chú Trọng Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc Gia Cầm

Các địa phương cần công khai chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi biết, hợp tác trong công tác phòng chống dịch, không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh.

21/05/2014