10 kg cà phê không đổi được bát phở

Những năm về trước, cứ vào giữa tháng 9 các chủ vườn cà phê ở Hướng Hóa phải loay hoay tìm nhân công thu hoạch.
Năm nay, không ai màng chuyện thu hoạch nữa.
Ôm gốc cà phê khóc nức nở, bà Ngô Thị Loan (xã Hướng Phùng) cho biết, đã bỏ ra hơn 120 triệu đồng để đầu tư, chăm sóc cho 4 ha với 15.000 gốc cà phê.
Bình thường đầu tháng 10 này cà phê mới chín, nhưng năm nay tháng 8 đã chín rồi.
Cà phê chín sớm, hạt lép, giá chỉ còn 2,5-2,7 nghìn đồng/kg mà chẳng mấy doanh nghiệp thu mua. “Bây giờ tiền bán cà phê không đủ trả tiền nhân công thu hoạch. Tiếc lắm nhưng phải vứt bỏ chứ nếu thu hoạch thì càng lỗ nặng” – bà Loan chua xót.
Nông dân Hướng Hóa đang gặp khó vì giá cà phê xuống thấp.
Ông Nguyễn Thế Hùng – Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) ngậm ngùi cho biết: “Năm trước giá thấp nhưng cũng được 6-9 nghìn đồng/kg. Năm nay giá quá tệ, chỉ còn 2,5-2,7 nghìn đồng/kg. Đi đâu cũng nghe nông dân than vãn, u buồn, dường như họ mất hết niềm tin vào cây cà phê” – ông Hùng than thở.
Ông Hồ Văn Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho hay, toàn huyện có trên 5.000ha cà phê (giống catimo, chè) thì có khoảng 30% bị chín sớm.
Cà phê chín sớm, hạt lép, giá cả quá thấp khiến nông dân lao đao. Nhiều nông dân chỉ biết ngồi khóc bên cây cà phê, chẳng biết lấy tiền đâu để bù lỗ chi phí đầu tư, trả nợ ngân hàng.
Nguyên nhân cà phê chín sớm được xác định là lúc cây cà phê trổ bông thì gặp hạn hán quá khốc liệt, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, đậu quả.
Còn nguyên nhân giá cà phê xuống thấp là vì phụ thuộc giá cà phê thế giới.
“Hàng chục năm nay, người trồng cà phê ở Hướng Hóa không cần tưới tiêu vì khí hậu ưu đãi.
Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán gia tăng thì huyện đang nghĩ đến phương án phải chủ động nguồn nước tưới cho cà phê bằng cách lấy nước từ hồ thủy điện, xây thêm hồ chứa…
Tuy nhiên, kinh phí bỏ ra không hề nhỏ, trong khi giá cà phê xuống thấp khiến huyện hết sức băn khoăn” – ông Vinh chia sẻ.
Theo ông Vinh, dù thế nào thì nông dân Hướng Hóa vẫn phải bám víu lấy cây cà phê. Hiện, trên địa bàn có nhiều diện tích cà phê đã già cỗi, cần được tái canh. Nông dân rất cần sự hỗ trợ về vốn để tái canh cà phê, giống gói hỗ trợ tái canh cà phê ở Tây Nguyên.
Related news

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông đến từ các huyện trong tỉnh.

Thực hiện Dự án khuyến nông Trung ương “Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa năng suất 30 - 50 tấn/mẻ tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2013 - 2015, trong năm 2015.

Đào lộn hột hay còn được gọi là caju, cajueiro, chúng có hình dáng kỳ lạ và là loại quả "hái" ra tiền ở nhiều quốc gia.