1.600 tỷ đồng cho tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao

Với tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án này là 1.600 tỷ đồng, dự án có tổng diện tích 2.500 ha (25 triệu m2), trong đó có 147ha để xây dựng trang trại và 1.600ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò. Tổ hợp này sẽ nhập khẩu bò từ Úc và Mỹ, với quy mô 16.000 con và có thể tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2. Cung cấp sản lượng sữa bình quân 98.630 kg/ngày, tương đương với hơn 36 triệu lít/năm.
Được biết, Tổ hợp các trang trại bò sữa này có công nghệ chăn nuôi tiên tiến, giúp tối ưu hóa công việc vận hành khi trang trại đi vào hoạt động; đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và tiêu chuẩn GlobalGAP. Công việc vệ sinh, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Hệ thống làm mát dạng phun tắm tự động; hệ thống dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn được đầu tư hết sức đồng bộ; hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý đàn, hỗ trợ sinh sản, giám sát sức khỏe cũng hoàn toàn tự động…
Dự kiến, công trình này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Các vườn chôm chôm ở các địa phương vùng ĐBSCL đang bị thất thu trầm trọng vì bị ruồi vàng tấn công trong khi các ngành chức năng chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu để diệt đối tượng gây hại rất nguy hiểm này.

Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.

Hiện nay, dọc đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, sinh sản mạnh đã thúc giục người dân phát triển, mở rộng ao nuôi, cải thiện nguồn thu nhập.

Ngư dân phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) đã vượt qua tập quán sản xuất nhỏ lẻ bằng cách hợp sức, góp vốn đóng tàu công suất lớn, đầu tư thiết bị hiện đại, vươn khơi khai thác hải sản xa bờ.

Ngư dân Quảng Nam đang phải gồng mình chống đỡ điều kiện thời tiết thất thường khi bám biển Hoàng Sa trong mùa biển động.