1.000 tỷ đồng xây resort cho tôm ở miền Tây

Ngày 22.10, khu phức hợp rộng 315 ha được khởi công tại xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.
Từ nay đến cuối năm 2017, doanh nghiệp xây dựng các công trình gồm khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo chủ đầu tư là Tập đoàn Việt - Úc, dự án này khi đưa vào hoạt động sẽ cần đến 2.000 lao động. Mật độ nuôi tôm siêu thâm canh từ 200 đến 500 con/m2.
Mỗi năm, doanh nghiệp nuôi từ 2 đến 3 vụ, năng suất từ 120 đến 300 tấn tôm/ha mặt nước/năm.
Thu hoạch tôm nuôi theo mô hình siêu thâm canh ở Hòa Bình (Bạc Liêu).
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay: "Các dãy nhà kính để nuôi tôm siêu thâm canh giống như những resort cho tôm ở, nhiệt độ bên trong luôn được duy trì 30 độ C".
Hai tuần trước, một khu phức hợp tương tự rộng 300 ha với số tiền đầu tư 600 tỷ đồng được khởi công xây dựng tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.