Yếu thế trong cuộc chơi lớn thay đổi hay phải ra đi
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cẩn trọng khuyến nghị, chúng ta tự tin nhưng không nên tự mãn vội với TPP.
Cuộc hơi mới sẽ tạo ra một áp lực buộc các DN phải đổi mới để tồn tại. Sẽ có thể có nhiều DN phải ra đi
Sức ép cho cải cách
Bà Phùng Thị Lan Phương - Trưởng phòng FTAs, Trung tâm WTO - tin rằng, TPP chắc chắn sẽ mang lại luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vốn đầu tư từ Mỹ.
"Vừa qua, DN Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để vào Việt Nam, không chỉ bởi vì FTA Việt Nam - Hàn Quốc mà họ còn nhìn thấy cơ hội khi Việt Nam vào TPP.
Nhiều quốc gia khác vào Việt Nam đều có một phần lý do này", bà Phương chia sẻ.
Theo bà Phương, các nước thành viên TPP cũng nhắm đến Việt Nam như một cửa ngõ, một điểm kết nối vào ASEAN.
Hiện nay, Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế, một phần là bởi họ e ngại thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh chưa minh bạch.
"Tuy nhiên, trong TPP có một chương về đầu tư quy định rất rõ việc đối xử công bằng, có cơ chế đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài...
Với điều này, các nhà đầu tư Mỹ hẳn sẽ yên tâm hơn khi đến Việt Nam", bà Phương nói.
TPP chắc chắn sẽ mang lại luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ hơn.
Thực tế, vốn FDI vào Việt Nam đang có chuyển động đón đầu TPP.
Hàn Quốc đã chuyển nhiều hoạt động đầu tư sang Việt Nam, các công ty dệt may Hoa Kỳ từ Hồng Kong, Singapore chuyển về Việt Nam.
Nhật Bản cũng chuẩn bị đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: tham gia TPP sẽ có thêm cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành.
Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.".
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển (Đại học Kinh tế Hà Nội), chia sẻ, ảnh hưởng của TPP tới nền kinh tế Việt Nam còn mạnh mẽ hơn cả trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Ông Thành dự báo, nhập khẩu trước mắt sẽ có xu hướng tăng lên, trong khi xuất khẩu lại có xu hướng giảm.
Trong TPP, những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại, đặc biệt với các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, khai khoáng, công nghiệp.
Những ngành sẽ được lợi như dệt may, thủy sản, nông sản...
thì cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai...
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy những ngành có lợi thế này.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, chia sẻ, thương mại hay đầu tư chỉ là tác động bề nổi mà quan trọng hơn là tác động cải cách thể chế, làm thay đổi bề sâu của nền kinh tế Việt Nam.
"Những đặc quyền, đặc lợi của DNNN sẽ buộc phải theo kinh tế thị trường, buộc phải thay đổi.
DNNN sẽ phải minh bạch về quản trị, tài chính...
từ đó là thay đổi cách thức quản lý khu vực này.
Việc hoạch định chính sách và giám sát thị trường của Nhà nước cũng phải thay đổi, một bộ sẽ không thể làm 3-4 chức năng được", ông Cung nói.
Ông Cung cho rằng, Việt Nam cần nhìn nhận vào TPP như một cơ hội để thay đổi luật lệ chơi.
Thay đổi để có thể tận dụng cơ hội từ hiệp định mang lại, tư duy quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng sẽ phải khác đi, trên tinh thần hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động chứ không phải nhăm nhe tìm kiếm sai phạm của DN.
Đừng vội tự mãn
TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ: "Chúng ta chưa nên tự mãn khi TPP kết thúc đàm phán.
Gia nhập TPP không chỉ có những thuận lợi mà có cả nhiều rủi ro".
Những ngành sẽ được lợi như dệt may, thủy sản, nông sản...
thì cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai...
Ông Thành phân tích: "Trước đây, Việt Nam gia nhập WTO đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng.
Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam lại đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm đã góp phần thổi phồng bong bóng BĐS, và khiến lạm phát tăng mạnh lên hai chữ số trở lại những năm 2008-2011".
"Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài và giai đoạn hậu WTO đã bộc lộ rõ các yếu kém nội tại kéo dài.
Đó là một hồi chuông cảnh bảo, Việt Nam không nên quá tự mãn với việc ký kết như vậy, kể cả những FTA đầy hứa hẹn như TPP, hay ở mức độ thấp hơn như AEC", ông Thành nhìn nhận.
Bà Phùng Thị Lan Phương bày tỏ: "Cảm giác vẫn lo nhiều hơn.
Tôi tiếp xúc với DN, họ hầu như không biết gì mấy, cũng không kỳ vọng gì ở TPP mà chỉ có lo thôi.
Vì họ chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, họ lo thị trường nội địa.
Việt Nam có ít các DN lớn.
Những DN xuất khẩu nhiều phần lớn là thuộc về FDI.
Vì vậy, lợi ích từ các FTAs chủ yếu là cho FDI".
Bà Phương cho rằng, dù vậy, TPP sẽ tạo ra một áp lực buộc các DN phải đổi mới để tồn tại.
Sẽ có thể có nhiều DN phải ra đi.
"TPP cũng là áp lực để Chính phủ cần xem xét có lựa chọn, những ngành nào có thế mạnh thực sự cần phát triển và những ngành nào yếu thế hơn thì phải chấp nhận ở mức độ nào đó", bà Phương đánh giá.
"Trước đây, VCCI từng công bố chỉ có 30% hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế trong các FTAs.
Vì vậy, câu chuyện ở đây là nguồn nguyên liệu.
Nếu không đáp ứng nguồn nguyên liệu thì các cam kết sẽ bị bỏ phí", bà Phương lưu ý.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.
Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.
Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.
Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.
Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.