Yêu cầu thắt chặt quản lý giống cây mắc ca

Hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên đang có nhiều hộ gia đình, cá nhân sản xuất nhỏ lẻ và các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây mắc ca. Tình trạng gieo ươm, mua bán giống mắc ca không có nguồn gốc diễn ra phổ biến có nguy cơ cho người trồng mắc ca trên diện rộng...
Trước thực trạng nói trên, Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Tây Nguyên khẩn trương phân công cơ quan quản lý cụ thể chịu trách nhiệm quản lý giống cây mắc ca. Kiểm tra, nắm bắt các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống mắc ca trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu các địa phương đình chỉ gieo ươm kinh doanh giống mắc ca mới không có trong doanh mục các giống được Bộ NNPTNT công nhận, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Xử lý nghiêm các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây trồng vi phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…