Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu

Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu
Publish date: Tuesday. June 9th, 2015

Từ thực tế đó, ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu đã được kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh hình thành. Với phương châm “đồng loạt, thường xuyên, liên tục và mọi người đều có trách nhiệm”, đây là mô hình được dựa trên cơ sở thực tiễn việc cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đã mang lại hiệu quả những năm gần đây.

Theo đó, hình thức của mô hình là hình thành từng nhóm hoặc tổ với khoảng 30 - 40 hộ, liền canh liền cư để dễ kiểm soát và nhắc nhở nhau. Hàng tháng phải sinh hoạt định kỳ. Mục đích nhằm đánh giá những việc đã làm được trong tháng, những tồn tại cần khắc phục và dự kiến kế hoạch tháng tới.

Quá trình thực hiện sẽ có cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đến sinh hoạt, kiểm tra để giúp nông dân thực hiện tốt hơn. Thông qua mô hình, mọi người đều có trách nhiệm với gia đình mình và cộng đồng trong việc quản lý sâu bệnh trên cây trồng.

Kỹ sư Tân chia sẻ: “Thuận lợi của mô hình là làm giảm áp lực của tình hình sâu bệnh trên thanh long, tăng thu nhập cho bà con. Mặt khác góp phần tránh tình trạng sử dụng phân và thuốc BVTV giả và dư lượng thuốc BVTV trên thanh long. Tuy nhiên, cái khó của mô hình này là phải chọn được các nhóm trưởng hay tổ trưởng là người có uy tín và tinh thần trách nhiệm. Mặt khác, kinh phí thực hiện cũng là một vấn đề”.

Chưa được triển khai

Tâm huyết với ý tưởng mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai thực hiện tại các địa phương. Đó là tâm tư của kỹ sư Tân, bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề kinh phí và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức... Thực tế hiện nay, người trồng thanh long trong tỉnh chủ yếu tự lo trên mảnh vườn của mình.

Mặc dù có tham gia các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật...nhưng việc vệ sinh tiêu hủy những cành bệnh vẫn chưa đảm bảo. Có thể nhắc đến trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại địa bàn tỉnh vừa qua đã có kết quả khả quan. Nhiều mô hình xử lý cành thanh long bị bệnh được triển khai thực hiện có hiệu quả, được người dân đồng tình hưởng ứng nhân rộng. Công tác vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cành, trái thanh long tại các nơi công cộng được quan tâm xử lý.

Nhiều địa phương có cách làm hay trong công tác tuyên truyền như treo băng rôn nơi công cộng, tuyên truyền không những đối với người sản xuất mà cả các cơ sở thu mua, sơ chế thanh long để tiêu hủy nguồn bệnh... Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nắm chắc, đặc biệt người dân còn tâm lý chờ đợi thuốc BVTV đặc trị nên chưa tin tưởng quy trình phòng chống và xử lý bệnh của cơ quan chuyên môn. Diện tích vườn thanh long được tiến hành vệ sinh còn ít do người dân ngại tốn công cắt tỉa cành bệnh, cành già… (đạt 30% diện tích thanh long toàn tỉnh).

Việc chặt tỉa cành bệnh và ủ với chế phẩm BIO-ADB chưa nhiều, kết quả thu gom cành thanh long ở nơi công cộng còn thấp so với yêu cầu. Những tồn tại này là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đốm nâu trên thanh long rất cao. Nếu không tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì bệnh đốm nâu có thể sẽ bùng phát và lây lan mạnh trong mùa mưa năm 2015.

Trở lại với ý tưởng mô hình “Cộng đồng quản lý đốm nâu” của kỹ sư Trần Minh Tân, trong bối cảnh hiện cả nước chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm nâu trên thanh long, thiết nghĩ song song việc thực hiện theo quy trình phòng trừ đốm nâu của Cục BVTV đã ban hành, ngành nông nghiệp tỉnh, người trồng thanh long các địa phương...nên quan tâm, cùng “bắt tay” nhau thực hiện mô hình này cùng với niềm hy vọng sẽ đẩy lùi được bệnh đốm nâu...


Related news

Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Tuesday. September 23rd, 2014
Lâm Đồng Ra Mắt Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Lâm Đồng Ra Mắt Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Bò Sinh Sản

Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.

Tuesday. September 23rd, 2014
Ngành Trồng Trọt Với Bài Toán Chuyển Từ “Lượng” Sang “Chất” Ngành Trồng Trọt Với Bài Toán Chuyển Từ “Lượng” Sang “Chất”

Những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 4%/năm), năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều câu hỏi đang đặt ra trong sản xuất và đang rất cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.

Tuesday. September 23rd, 2014
Cải Thiện Chất Lượng Tương Lai Cho Vùng Cà Phê Lâm Đồng Cải Thiện Chất Lượng Tương Lai Cho Vùng Cà Phê Lâm Đồng

Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Tuesday. September 23rd, 2014
Trồng Xoài VietGAP Cho Hiệu Quả Cao Trồng Xoài VietGAP Cho Hiệu Quả Cao

Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.

Tuesday. September 23rd, 2014