Xuất khẩu tôm vào Mỹ lại chồng chất khó khăn
Theo đó, mức thuế mà DOC áp với tôm Việt Nam đối với hai bị đơn bắt buộc gồm Minh Phú Corp và Stapimex lần lượt là 2,86% và 4,78%. Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so mức thuế chính thức của POR9 (0,91%). Các doanh nghiệp còn lại vẫn phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 25,76%.
Ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho rằng, một số doanh nghiệp trong nước đang khá hoang mang vì không rõ nguyên nhân phía Mỹ tăng thuế CBPG đối với tôm Việt Nam. Trong thời điểm khó khăn hiện nay, việc tăng thuế CBPG sẽ đẩy doanh nghiệp tới chỗ khó khăn hơn, đặc biệt khi các đối thủ trực tiếp của tôm Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ lại có mức thuế thấp hơn rất nhiều, lần lượt ở mức 1,35% và 4,89%.
Ông Lĩnh nói, ông đang chờ phía Mỹ giải thích nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Trong tuần tới, đoàn luật sư của Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ sang làm việc với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam, giải đáp các thắc mắc liên quan tới kết quả sơ bộ POR10.
Còn theo ông Trần Văn Phẩm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX), đơn vị bị áp mức thuế 4,78%, phía Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên trong việc xem xét các yếu tố về giá cả, thuế suất… phần thiệt luôn về phía doanh nghiệp Việt.
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, chưa áp dụng trên thực tế. Trong tháng 7 tới, phía DOC sẽ công bố kết quả chính thức mức thuế POR10. Trước đó, trong những lần rà soát POR9, POR8… mức thuế suất chính thức thường giảm hơn so với mức thuế suất công bố trong kết luận sơ bộ.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế biển Sóc Trăng gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, thương mại – dịch vụ thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Những năm gần đây, tình hình khai thác và thu nhập của ngư dân gặp khó khăn do mức độ cạnh tranh cao và chất lượng thủy hải sản bị hạn chế do thiếu trang thiết bị bảo quản và ngư dân chưa nắm rõ các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay, tình trạng nông dân chuyển dịch tự phát đưa nước mặn vào vùng đất trồng lúa để nuôi tôm diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch, khi con nước ròng kéo dài, người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bắt đầu mùa dỡ chà bắt cá trên sông. Tuy nhiên, do năm nay điều kiện thời tiết không thuận lợi, từ đó cá đồng tự nhiên cũng thưa thớt dần.