Miễn Thuế VAT Cho Thức Ăn Chăn Nuôi Sản Xuất Công Nghiệp

Đó là một trong ba nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính đề nghị bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý với một số đề nghị của Bộ Tài chính liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đề nghị của Bộ Tài chính, bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 3 nội dung:
1- Đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
2- Bãi bỏ quy định về việc thu, nộp thuế môn bài;
3- Luật hóa quy định về quyền lựa chọn hình thức nộp thuế theo một trong hai cách thức nộp thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng chứng khoán và bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 dự án Luật này thay cho dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2014.
Có thể bạn quan tâm

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nguyễn Văn Đồng thông tin: Có thể nói, năm vừa qua là năm khá thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, trên 3,3%, trong đó cây lúa góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.

Năm 2014, các hộ NTTS đều chung một niềm vui được mùa lớn. Nhiều mô hình NTTS thành công đã được duy trì ổn định và tiếp tục phát huy tốt ở các loại hình mặt nước, ở các đối tượng nuôi chủ lực, cho năng suất lớn như tôm chân trắng, nuôi ngao, cá bống bớp, cá diêu hồng, cá lóc bông...