Xuất Khẩu Tôm Năm 2014 Có Thể Vượt 3,5 Tỷ USD

Tiếp tục tăng trưởng mạnh trong QII/2014, XK tôm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt gần 1,8 tỷ USD. XK tôm 2014 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt và thị trường thuận lợi.
QII/2014, EU là thị trường có sức tăng trưởng mạnh nhất trong top 10 thị trường tiêu thụ tôm Việt Nam. XK tôm sang EU trong QII/2014 đạt trên 175,4 triệu USD, tăng 115,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2014, EU được xem là thị trường tiêu thụ quan trọng và có tốc độ tăng trưởng cao kể từ đầu năm đến nay.
Nền kinh tế đã bắt đầu vực dậy sau khủng hoảng nghiêm trọng năm 2012 và kéo dài tới hết nửa đầu năm 2013. Tiêu thụ tôm tại nhiều nước EU đã cải thiện đáng kể, trong khi nguồn cung tôm toàn cầu chịu ảnh hưởng của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) đã giúp Việt Nam nhanh chóng gia tăng thị phần trên thị trường này. XK tôm sang EU nửa cuối năm 2014 dự báo sẽ tiếp tục khả quan.
XK tôm sang Mỹ trong QII/2014 cũng tăng mạnh, tuy nhiên, so với QI trước đó thì mức tăng chỉ bằng gần 1/3, một phần do Ecuador vào vụ thu hoạch tôm khiến NK từ Việt Nam giảm đi. Mặc dù vậy, giá trị XK tôm sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn “vượt trội” hơn 2 thị trường lớn khác là EU và Nhật Bản với trên 527,7 triệu USD, tăng 109,2% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sang Mỹ nửa cuối năm 2014 có thể sẽ không đạt được mức tăng trưởng cao bởi cạnh tranh mạnh hơn từ các nguồn cung khác.
QII/2014 chứng kiến mức giảm đáng kể trong XK tôm sang Nhật Bản do quy định kiểm tra kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong toàn bộ tôm NK từ Việt Nam từ giữa tháng 3. Vì vậy, Nhật Bản “xuống hạng”, từ thị trường NK số 1 của tôm Việt Nam xuống vị trí thứ 3 trong QII/2014 sau Mỹ và EU. Bức tranh XK tôm sang Nhật Bản sẽ tiếp tục ảm đạm khi vấn đề OTC chưa thể giải quyết.
Mặc dù căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng khi nước này hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua nhưng XK tôm sang thị trường này dường như không bị ảnh hưởng. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ 4 về tiêu thụ tôm Việt Nam và dự báo sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng trong nửa cuối năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 22.529 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 172.579 tấn hải sản các loại, đạt 92% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá tăng 3,2%, tôm tăng 6,6%, hải sản khác tăng 20,5%. Địa phương có sản lượng khai thác tăng nhiều nhất là Tuy Phong (tăng 4.470 tấn), Phan Thiết (tăng 4.381 tấn), La Gi (tăng 1.151 tấn).

Xây dựng những cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vạch ra kế hoạch mới đây với nội dung rất hấp dẫn, bởi giải quyết đúng vấn đề nông dân đang quan tâm. Đó là tiêu thụ nông sản ổn định thông qua hợp đồng... tuy nhiên, điều khó nhất là tìm được nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.

Ông Trình Anh Tuấn, người trực tiếp chăm sóc cá Song Vua trên bè nuôi tại làng bè Long Sơn cho biết: “Từ nhiều năm trước, một số hộ nuôi trên làng bè đã mạnh dạn mua giống cá này về nuôi thả trên bè, mặc dù giá giống rất cao từ 35.000 đến 50.000đ/con tùy kích cỡ.

Thị trường Hàn Quốc rất chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên để thâm nhập thị trường khó tính này các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.