Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Ngày 21-10, Đoàn Công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) do ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, cùng đại diện một số trung tâm, chi cục trực thuộc sở nhằm kiểm tra việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, ông Trần Công Khôi đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch quản lý vật tư thủy sản đầu vào thật chi tiết, cụ thể. Đồng thời, sớm thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch vùng nuôi cá tra theo Nghị định 36 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại nhiều cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn.
Qua đó, đã xét đánh giá 15 cơ sở đạt loại A, 27 cơ sở loại B, 4 cơ sở loại C, 5 cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và 17 cơ sở cam kết ngưng hoạt động. Riêng việc thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai đến các hộ nuôi cá tra ở 3 huyện, thị xã trên địa bàn là Phụng Hiệp, Châu Thành, Ngã Bảy, với 150 lượt người tham dự.
Sau buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác quản lý, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang và công tác quản lý, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.