Xuất khẩu tôm cần tìm kiếm thị trường thay thế

Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam đạt 798 triệu USD, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh như sang Mỹ giảm 55,8%, sang Nhật Bản giảm 27,6%.
Giá tôm trên thị trường Mỹ, đặc biệt là tôm chân trắng giảm khiến XK tôm Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh. Thống kê nhập khẩu (NK) tôm vào Mỹ 2 tháng đầu năm cho thấy NK tôm vào thị trường này chỉ tăng 5% về khối lượng nhưng giá trị giảm tới 11%. Giá TB tôm NK vào Mỹ giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 3/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 116,3 triệu USD, giảm hơn nửa so với 263,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm lớn thứ 3 sang Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ.
Trong 3 tháng cuối năm 2014, giá trung bình tôm nhập khẩu vào Mỹ đạt 12 USD/kg, đã giảm xuống còn 11 USD/kg vào tháng 1/2015 và giảm xuống còn 10 USD/kg trong tháng 2/2015. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nhà XK chú ý hơn thị trường Mỹ. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà NK Mỹ “ép giá” tôm Việt Nam nhưng giá tôm Việt Nam vẫn cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, đồng yên mất giá so với USD trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh trong năm 2014 và tiếp tục xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm sang Nhật Bản chỉ đạt 103,7 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái khiến nước này rơi xuống vị trí thứ 3 về NK tôm Việt Nam.
VASEP cho biết, năm 2015 được đánh giá sẽ là một năm nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam bởi nguồn cung cải thiện hơn khi Thái Lan đang khắc phục tốt hậu quả của đại dịch EMS (Hội chứng tôm chết sớm). Giá tôm tăng mạnh trong suốt 2 năm qua do nguồn cung thiếu hụt đã bắt đầu giảm và được dự báo là sẽ duy trì xu hướng giảm trong suốt năm nay. Tìm kiếm thị trường thay thế thay vì tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ hay Nhật Bản là giải pháp các DN Việt Nam nên cân nhắc cho XK tôm trong năm nay.
Related news

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.

Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.

Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao

Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.

Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.