Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Gặp Khó Với Quy Định Của Mỹ
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu đối với dự thảo thanh tra thủy sản của Mỹ, nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng, có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá và chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam đều phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra nhập khẩu vào thị trường này.
Tại Hội nghị tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM, ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ chú ý theo dõi dự thảo.
Ông Nhân cho biết Việt Nam sẽ phải mất từ 5 tới 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản Mỹ trước khi có thể nối lại xuất khẩu vào Mỹ. Nói cách khác, thủy sản Việt Nam sẽ không có cơ hội cho thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Theo Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự thảo quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ nhằm thực hiện Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Mỹ.
Theo nhận định của Vụ hợp tác quốc tế, các quy định mới nằm dưới dạng dự thảo có nhiều khả năng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, do vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và góp ý cho các dự thảo trên. Dự thảo được thông báo rộng rãi đến các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam. Thời gian để Việt Nam và các nước khác góp ý sửa đổi những bất hợp lý trong nội dung là trước ngày 27-1- 2014.
Theo Vụ hợp tác quốc tế, hai dự thảo quan trọng nhất là Quy định về chương trình thanh/kiểm tra các nhà cung cấp nước ngoài trong đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ trách nhiệm xác định các nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm của Mỹ bao gồm cả việc thanh tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu và kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, soát xét các hồ sơ an toàn thực phẩm của nhà cung cấp.
Quy định về chương trình tự nguyện cho phép công nhận thanh tra của bên thứ 3 (các cơ quan chứng nhận) có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra sự phù hợp và cấp chứng nhận cho các cơ sở sản xuất ngoại quốc và các sản phẩm thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 134 nước cung cấp thủy sản cho thị trường này, chiếm 5,7% thị phần.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...
Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).
Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.
Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.