Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Gặp Khó Với Quy Định Của Mỹ
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu đối với dự thảo thanh tra thủy sản của Mỹ, nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng, có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá và chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam đều phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra nhập khẩu vào thị trường này.
Tại Hội nghị tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM, ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ chú ý theo dõi dự thảo.
Ông Nhân cho biết Việt Nam sẽ phải mất từ 5 tới 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản Mỹ trước khi có thể nối lại xuất khẩu vào Mỹ. Nói cách khác, thủy sản Việt Nam sẽ không có cơ hội cho thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Theo Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự thảo quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ nhằm thực hiện Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Mỹ.
Theo nhận định của Vụ hợp tác quốc tế, các quy định mới nằm dưới dạng dự thảo có nhiều khả năng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, do vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và góp ý cho các dự thảo trên. Dự thảo được thông báo rộng rãi đến các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam. Thời gian để Việt Nam và các nước khác góp ý sửa đổi những bất hợp lý trong nội dung là trước ngày 27-1- 2014.
Theo Vụ hợp tác quốc tế, hai dự thảo quan trọng nhất là Quy định về chương trình thanh/kiểm tra các nhà cung cấp nước ngoài trong đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ trách nhiệm xác định các nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm của Mỹ bao gồm cả việc thanh tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu và kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, soát xét các hồ sơ an toàn thực phẩm của nhà cung cấp.
Quy định về chương trình tự nguyện cho phép công nhận thanh tra của bên thứ 3 (các cơ quan chứng nhận) có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra sự phù hợp và cấp chứng nhận cho các cơ sở sản xuất ngoại quốc và các sản phẩm thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 134 nước cung cấp thủy sản cho thị trường này, chiếm 5,7% thị phần.
Related news
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.
Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.
Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.
Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.
Bước vào mùa vụ ở Bắc Ninh, chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành “tâm điểm” cần mẫn làm việc trên khắp những cánh đồng lúa chín rộ. Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương, nhu cầu sử dụng cơ giới trong thu hoạch lúa tăng cao, việc đầu tư cho những chiếc máy GĐLH cũng được nhiều nông dân quan tâm và chuyển theo hướng chất lượng hơn.