Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Đó là nhận định của VASEP khi dựa vào kết quả kinh doanh của ngành Thủy sản từ đầu năm đến hết tháng 9 khi đạt 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý III/2014, xuất khẩu thủy sản của cả nước tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng và nguồn cung trong nước khả quan. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý III tăng 15% đạt 2,2 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu từ đầu năm đến hết tháng 9 lên 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trừ mặt hàng cá ngừ (giảm 12,5%), cá tra tăng nhẹ, xuất khẩu các sản phẩm chính khác đều tăng trưởng 2 con số (13 - 42%).
Trong đó, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất (42%), chiếm tỷ trọng cao nhất (50,6%), giá trị 2,9 tỷ USD. Tôm chân trắng chiếm ưu thế 58%, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 75% nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Xuất khẩu cá tra quý III đã phục hồi (+6,6%) nhưng không đủ bù đắp mức sụt giảm những tháng đầu năm vì thị trường nhập khẩu trầm lắng. Tổng xuất khẩu 9 tháng năm 2014 năm đạt 1,3 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.
Sau 2 năm giảm liên tục, xuất khẩu mực, bạch tuộc năm nay phục hồi rõ rệt nhờ nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Trung Quốc đều tăng mạnh.
Từ đầu năm đến hết tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 166 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng khả quan (15% - 45%).
Có thể bạn quan tâm

Góp sức làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, không thể không kể đến các địa danh đỏ - là nơi nuôi giấu cán bộ, là nơi tập hợp những cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Trước đã anh dũng, kiên cường, còn nay các địa chỉ đỏ vẫn sáng ngời trên con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

Chiều 5/9/2015, Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận liên ngành; triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự.

Sau 5 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi.

Từng phải bươn chải, lăn lộn và “cõng” từng lít nước mắm đi bán dạo, thậm chí gõ cửa nhà dân để chào hàng, anh Hoàng Thăng Vích (45 tuổi, ở khu phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) giờ đây đã có được thương hiệu nước mắm Phương Vích nổi tiếng.