Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7,8 Tỷ USD

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tổ chức chiều 4/12 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.
Con số "mỹ mãn" này có phần đóng góp lớn của công tác nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu. Tuy nhiên, với những diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, nhiều doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm trên cả nước đều chung nỗi lo các dịch bệnh trên tôm nước lợ như đốm trắng, gan thận…sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại và ảnh hưởng xấu tới mục tiêu xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản cả nước nói chung.
Do đó, để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nước lợ, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi tôm, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ cho biết, trước mắt sẽ sát cánh cùng các địa phương định hướng về mùa vụ, giống cũng như quy hoạch nhằm điều tiết một cách nhịp nhàng, thích ứng với thị trường xuất khẩu, đặc biệt đề cao nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh trên tôm.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT sẽ sớm phê duyệt đề án quan trắc môi trường và phòng trừ dịch bệnh trên thủy sản, tập trung chủ yếu cho khu vực ĐBSCL đối với các đối tượng thủy sản nuôi trồng chủ lực gồm: tôm, cá tra và nhuyễn thể.
Cùng với đề án này, trước đó Vụ Nuôi trồng Thủy sản - Tổng cục Thủy sản đã trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nghiên cứu xây dựng thông tư về quản lý nuôi tôm nước lợ cũng như xem xét công nhận nuôi tôm trong nhà để có cơ sở pháp lý nhân rộng mô hình này nhằm đảm bảo cao nhất an toàn dịch bệnh và sinh thái; giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho người dân các vùng nuôi tôm trên cả nước.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/73303/xuat-khau-thuy-san-du-kien-dat-7-8-ty-usd.htm#.VIFUBI0cTDc
Có thể bạn quan tâm

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vùng chuyên canh cây có múi. Ngoài thương hiệu quýt hồng nổi tiếng, Lai Vung còn sở hữu một diện tích “đáng nể” các loại trái cây đặc sản như: quýt đường và cam soàn.