Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7,8 Tỷ USD

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tổ chức chiều 4/12 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.
Con số "mỹ mãn" này có phần đóng góp lớn của công tác nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu. Tuy nhiên, với những diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, nhiều doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm trên cả nước đều chung nỗi lo các dịch bệnh trên tôm nước lợ như đốm trắng, gan thận…sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại và ảnh hưởng xấu tới mục tiêu xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản cả nước nói chung.
Do đó, để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nước lợ, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi tôm, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ cho biết, trước mắt sẽ sát cánh cùng các địa phương định hướng về mùa vụ, giống cũng như quy hoạch nhằm điều tiết một cách nhịp nhàng, thích ứng với thị trường xuất khẩu, đặc biệt đề cao nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh trên tôm.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT sẽ sớm phê duyệt đề án quan trắc môi trường và phòng trừ dịch bệnh trên thủy sản, tập trung chủ yếu cho khu vực ĐBSCL đối với các đối tượng thủy sản nuôi trồng chủ lực gồm: tôm, cá tra và nhuyễn thể.
Cùng với đề án này, trước đó Vụ Nuôi trồng Thủy sản - Tổng cục Thủy sản đã trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nghiên cứu xây dựng thông tư về quản lý nuôi tôm nước lợ cũng như xem xét công nhận nuôi tôm trong nhà để có cơ sở pháp lý nhân rộng mô hình này nhằm đảm bảo cao nhất an toàn dịch bệnh và sinh thái; giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho người dân các vùng nuôi tôm trên cả nước.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/73303/xuat-khau-thuy-san-du-kien-dat-7-8-ty-usd.htm#.VIFUBI0cTDc
Related news

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.