Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại

Mức độ thiệt hại tôm nuôi ở Sóc Trăng tăng liên tục. Hiện đã có hơn 260 ha tôm thẻ chân trắng dưới 2 tháng tuổi bị thiệt hại.
Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.
Nhiệt độ giảm thấp kéo dài là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của tôm thẻ chân trắng, mặt khác là điều kiện để bệnh đốm trắng bùng phát gây thiệt hại trên diện rộng. Qua kết quả xét nghiệm của ngành thú y, tỷ lệ bệnh đốm trắng chiếm đến 90% so với các mẫu bệnh phẩm được xác định. Ông Mã Chí Thọ - Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: “Từ đầu vụ đến nay xã Hòa Đông đã thả giống được 210 ha, trong đó thiệt hại hơn 70 ha, chiếm tương đương 30% diện tích thả nuôi. Tình hình thời tiết giảm quá thấp đã gây nên thiệt hại. Đối với kết quả xét nghiệm cho thấy, trong 16 mẫu xét nghiệm thì 14 mẫu bệnh đốm trắng.
Chúng tôi khuyến cáo bà con ngưng thả giống để đến lúc thời tiết ổn định mới thả tiếp”. Kỹ sư Trần Minh Trí - Trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cũng có nhận định sau: “Chúng tôi thấy rằng thời tiết giảm thấp như thế này và kéo dài là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, vì thời tiết vượt quá ngưỡng cho phép điều kiện phát triển của tôm thẻ chân trắng. Bà con phải thích nghi với biến đổi khí hậu, tùy vào điều kiện thích hợp mới thả tiếp tục. Ngành chúng tôi khuyến cáo bà con nên ngưng thả đến cuối tháng 3 mới thả, đặc biệt là những ao nuôi bị bệnh đốm trắng”.
Hiện nay lãnh đạo UBND tỉnh, ngành nông nghiệp thường xuyên tổ chức các đợt khảo sát nắm tình hình, chỉ đạo ngành thú y tập trung quản lý dịch bệnh để có biện pháp khống chế và khuyến cáo bà con tạm ngưng thả giống khi diễn biến thời tiết xấu và bệnh đốm trắng đang phát sinh trên diện rộng. Người nuôi tôm cần nhận thức rõ nguyên nhân thời tiết bất lợi cho tôm nuôi để tạm ngưng thả giống, nhằm hạn chế rủi ro.
Thạc sĩ Võ Văn Bé - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho rằng: “Đây là đỉnh điểm của bệnh đốm trắng diễn ra do thời tiết hạ thấp. Mầm bệnh đốm trắng bùng phát, tôm trong giai đoạn mẫn cảm với bệnh. Thực tế cho thấy có đến hơn 90% tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng. Ngành cũng khuyến cáo bà con nên tạm ngưng thả giống. Riêng diện tích tôm còn lại phải tập trung nhiều biện pháp quản lý, như: giảm thức ăn, tăng cường khoáng chất cho ao nuôi, ổn định môi trường ao nuôi”.
Nhiệt độ giảm thấp là điều kiện để bệnh đốm trắng phát sinh gây thiệt hại cho tôm nuôi, là sự khẳng định của ngành chuyên môn. Bà con nên tạm ngưng thả giống để tập trung xử lý triệt để mầm bệnh đối với ao nuôi bị thiệt hại, tránh lây nhiễm ra vùng nuôi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường quản lý dịch bệnh, làm tốt công tác quan trắc môi trường, nhận định tình hình thời tiết thuận lợi để có khuyến cáo thời điểm thả giống phù hợp cho hộ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.

Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…

Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.