Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn
Ngày đăng: 24/09/2014

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch XK rau, quả trong nước vẫn giữ đà tăng trưởng khá, đạt mức tăng trung bình trên 10%/tháng. 7 tháng đầu năm, kim ngạch XK rau quả vẫn tăng 37,06% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 850,63 triệu USD.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), 5 thị trường nhập khẩu rau quả nhiều nhất trong những tháng qua là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia. Vinafruit kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 1,2 tỷ USD trong năm nay.

Thông tin hai loại trái cây là nhãn và vải tươi của Việt Nam sẽ được XK sang Mỹ từ đầu tháng 10 tới là tin vui cho XK rau quả trong nước.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, nếu đáp ứng được những yêu cầu nhập khẩu của Mỹ, nhãn và vải tươi của Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ cho kim ngạch XK rau quả của Việt Nam trong năm tới. Vinafruit cho hay, Việt Nam và Mỹ cũng đang thảo luận các thủ tục và điều kiện để đưa vú sữa và xoài vào thị trường này.

Nhật Bản được đánh giá là thị trường nhập khẩu rau quả giàu tiềm năng của Việt Nam bởi năng lực sản xuất mặt hàng này của Nhật Bản chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong nước.

Theo định hướng đến năm 2015, kim ngạch XK rau quả của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt 135 triệu USD.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này không đơn giản, theo ông Yasuzumi Hirotaka - Giám đốc điều hành Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản, để tăng XK sang thị trường này, bên cạnh việc bảo đảm rau quả được trồng, chăm bón, thu hoạch và bảo quan theo tiêu chuẩn, các DN nên chú ý tới quy cách đóng thùng, chọn màu trái cây, rau củ.

Đặc biệt, cần chú ý đa dạng hóa và phát triển các loại rau, củ quả mới sang Nhật, nhất là các loại rau quả nhiệt đới, các loại rau gia vị.


Có thể bạn quan tâm

Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

27/07/2013
Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lúa Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lúa

Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..

27/07/2013
Người Trồng Thanh Long Nhiều Nhất Sầm Dương Người Trồng Thanh Long Nhiều Nhất Sầm Dương

Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..

27/07/2013
Thức Ăn Tăng Giá, Người Nuôi Cá Gặp Khó Thức Ăn Tăng Giá, Người Nuôi Cá Gặp Khó

Từ đầu năm đến nay, trong khi sức mua các sản phẩm chăn nuôi đều giảm mạnh, không đảm bảo lợi nhuận của người chăn nuôi thì giá thức ăn lại liên tục tăng cao, nhất là thức ăn thủy sản...

27/07/2013
Người Thương Binh Không Cam Chịu Đói Nghèo Người Thương Binh Không Cam Chịu Đói Nghèo

Những hôm trái gió trở trời, mảnh đạn trong cơ thể lại cù cựa đòi ra, đau nhức kinh khủng, nhưng ông vẫn gượng dậy làm việc. Ông bảo: Nếu mình nằm xuống, rên rỉ vì đau, đồng nghĩa mình thua cuộc: Ông là Phạm Đắc Suất, thuơng binh hạng 3/4, nạn nhân chất độc da cam, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh xóm Gò Chè, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên).

27/07/2013