Xuất khẩu gạo mậu biên tại Myanmar vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm

Myanmar tạm thời dừng xuất khẩu gạo từ tuần đầu của tháng 8 đến giữa tháng 9 do hơn 15% diện tích trồng lúa, khoảng 400.000 ha, bị hư hại do lũ lụt.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Muse, bang phía bắc Shan, vẫn tiếp diễn. Do tình trạng này, giá gạo tại Muse đã tăng thêm 1.500 kyat (1,16 USD)/bao so với tại thị trường Mandalay.
Tổng thư ký Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) đảm bảo rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15/9 như kế hoạch. MRF cũng hạ dự báo xuất khẩu gạo của nước này xuống khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2015.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính của gạo Myanmar, nhưng phần lớn được xuất qua các cửa khẩu biên giới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Myanmar niên vụ 2015-2016 đạt 20 triệu tấn (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn.
Related news

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.

Người dân thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định) gọi ông Nguyễn Văn Xích (SN 1946) là “ông Xích nông thôn mới”.

Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đạt được những kết quả khả quan.