Xuất khẩu gạo giảm cả giá và lượng
Trong mức giảm về giá trị nêu trên, khối lượng xuất khẩu trong 9 tháng giảm khiến cho kim ngạch giảm 8,10% tương ứng với 172 triệu đô la Mỹ, và giá giảm 6,79% làm kim ngạch giảm thêm 155 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù giá xuất khẩu gạo tháng 9-2015 tăng 5,12% so với tháng trước sau bốn tháng giảm liên tiếp, nhưng vẫn còn thấp hơn 10% so với giá tháng 9-2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo giảm gần 6,8% so với cùng kỳ 2014.
Trung tâm này cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 35% thị phần, mặc dù lượng và trị giá giảm 2,64% và 8,74% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm 2014, một số thị trường tăng trưởng mạnh là Malaysia tăng 24% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,87% thị phần.
Thị trường Ghana tăng 16% về khối lượng và tăng 16,15% về giá trị, đứng vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 77,56% về khối lượng và tăng 77,93% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines giảm 41,01% về khối lượng và giảm 44,69% về giá trị; Singapore giảm 37,24% về khối lượng và giảm 34% về giá trị; Hồng Kông giảm 29,37% về khối lượng và giảm 35,36% về giá trị.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, sang Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Israel, Đức giảm nhiều nhất với 18,34%, 15,38% và 10%, các thị trường khác giảm dưới 8%.
Dự báo xuất khẩu gạo những tháng cuối năm của Việt Nam sẽ tốt hơn nhờ thời tiết khô hạn (El Nino) gây sụt giảm sản lượng ở nhiều nước nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam như Malaysia, Indonesia…
Có thể bạn quan tâm
Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.
Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.
Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.
Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...
Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.