Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mưu sinh mùa biển đói

Mưu sinh mùa biển đói
Ngày đăng: 11/11/2015

5 giờ chiều, khi ánh nắng vẫn còn chói chang trên đảo, vợ chồng bà Nguyễn Thị Loan (46 tuổi, thôn Trung, xã Nhơn Châu) hối hả mang lưới để bơi thúng ra xa, đánh bắt cá cơm săn.

“Bây giờ đi thì 7 giờ tối sẽ kéo vào cập bến. Bán tại chỗ neo đậu, với giá 10.000 đồng/kg cá cơm săn.

Thường thì mỗi lần ra khơi đánh khoảng 1 tạ cá, thế nhưng mùa này không phải vụ chính nên cá cơm săn thu về rất ít.

Mỗi ngày chỉ kiếm được từ 100.000 đồng đổ lại” - bà Loan cho hay.

Ngư dân trên đảo Nhơn Châu đánh bắt cá cơm giữa khi trời chập choạng tối.

Theo bà Loan, trên vùng đất đảo Nhơn Châu có gần 100 ngư dân sắm lưới, thúng… để hành nghề như bà.

Theo kinh nghiệm, khung giờ mà các ngư dân tại đây chọn để đánh bắt là từ 3- 5 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều- 7 giờ tối.

“Nếu muốn làm nghề này thì cần phải quen với sóng biển.

Khi đi thả lưới đánh bắt gặp sóng mạnh dữ lắm, rồi rủi ro nếu ai mà không quen sẽ không làm được”- bà Loan chia sẻ.

Với kinh nghiệm, gần 10 năm lênh đênh trên biển mưu sinh, ông Nguyễn Văn Chi (48 tuổi, trú xã Nhơn Châu) thuộc nằm lòng các kỹ năng đánh bắt tại vùng đảo này.

Ông Chi cho hay:

“Vào ban đêm cần chong điện khoảng 1,5-2 giờ đồng hồ thì mới kéo lên, lưới được bố trí xung quanh đèn.

Khi ánh đèn phát sáng sẽ thu hút được đàn cá tụ về.

Nghề này thất thường lắm, trúng có khi đến 3 tạ mỗi lần kéo (từ tháng 4-6), nhưng có khi trái mùa thì cũng chỉ được vài ký”.

Màn đêm bao trùm lên đảo, người dân vẫn í ới gọi nhau để mua cá cơm săn, người nửa cân cho đến vài ký.

Thao tác vừa gỡ cá, vừa bán được những ngư dân này thực hiện rất thuần thục, gọn gàng và nhanh nhẹn. Bên cạnh thuyền thúng của gia đình bà Loan nhiều ngư dân trên đảo vẫn đang loay hoay gỡ lưới để kịp chuẩn bị cho chuyến đánh bắt vào sáng sớm mai.

Tất cả họ, ai cũng đều cầu mong một ngày mưu sinh bội thu để có cái ăn, cái mặc và “trợ sức” cho những đứa trẻ vùng đảo đến trường.

“Lo gỡ lưới rồi về ngủ lấy sức để khuya còn mang lưới đánh cá. Người dân đảo chúng tôi không có ruộng nên phải bám biển, nhờ vào con cá, con mực để đổi gạo thôi”- ông Chi từ tốn.


Có thể bạn quan tâm

Khổ Qua Thành... Khổ Quá ! Khổ Qua Thành... Khổ Quá !

Từ đầu năm đến nay, người trồng khổ qua ở Bình Định trở tay không kịp vì giá khổ qua liên tục rớt giá thảm hại.

29/03/2012
Actisô - Vị Thuốc Mùa Xuân Actisô - Vị Thuốc Mùa Xuân

Actisô là cây thân thảo cao trên 1m, có tên khoa học là Cynara scolymus L., thuộc họ cúc – Asteraceae. Thân cây có lông mềm và có khía dọc.

05/03/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Bắt đầu thực hiện từ năm 2007, mô hình sử dụng hệ thống phun mưa đang được áp dụng trên 17 tỉnh thành trong cả nước. Mô hình này giúp bà con giảm được công chăm sóc và tăng năng suất cây trồng.

08/03/2012
Xuất Khẩu Cá Tra Tăng Xuất Khẩu Cá Tra Tăng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện sản lượng cá tra tồn đọng trong dân còn khoảng 200.000 tấn, chiếm 17% so với 1,2 triệu tấn trong kế hoạch sản xuất năm 2012.

08/04/2012
Tôm Khô Vinh Kim Khan Hàng, Giá Cao Tôm Khô Vinh Kim Khan Hàng, Giá Cao

Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.

08/04/2012