Xuất khẩu được 2 đợt cá ngừ sang Nhật Bản

Đề án trên được Bộ NNPTNT phê duyệt triển khai từ tháng 8.2014 tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đến nay, Bình Định đã triển khai hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản thí điểm xây dựng chuỗi liên kết giữa Công ty CP Thủy sản Bình Định với 5 tàu câu, bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) theo phương pháp hiện đại; đã thực hiện được 2 đợt xuất khẩu CNĐD nguyên con sang Nhật; tổ chức JICA Nhật Bản chuẩn bị hỗ trợ 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho ngư dân.
Trong khi đó, Phú Yên đã công bố chuỗi liên kết giữa Công ty CP Bá Hải với 8 tổ sản xuất trên biển (gồm 72 tàu câu CNĐD) đã được Bộ KHCN phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí nhập khẩu đồng bộ thiết bị cấp đông theo công nghệ CAS. Riêng Khánh Hòa đã tổ chức được 3 ngư đội (gồm 11 tàu CNĐD) hoạt động theo mô hình tàu mẹ - tàu con. Ngoài ra, Công ty Yanmar đang tiến hành thành lập công ty cổ phần, trong đó cổ đông là những người trực tiếp khai thác trên tàu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NNPTNT, việc khai thác cá ngừ theo chuỗi giá trị vẫn còn quá mới đối với ngư dân; hiệu quả của việc chuyển đổi từ khai thác tự phát sang theo chuỗi giá trị vẫn chưa được nhìn thấy rõ ràng. Nhiều ngư dân vẫn chưa bán sản phẩm cho doanh nghiệp trong chuỗi liên kết; lý do, ngư dân không vay được vốn lưu động từ ngân hàng và vẫn lệ thuộc vào vốn của các chủ nậu vựa.
Ban chỉ đạo đề án đã thống nhất tiếp tục hoàn thiện các vướng mắc của mô hình liên kết chuỗi, trong đó tiếp tục tìm kiếm nhân tố để xây dựng các doanh nghiệp thủy sản - chủ nậu vựa làm trung tâm của chuỗi liên kết. Thời gian tới, việc xây dựng chuỗi liên kết phải tập trung làm rõ bản chất cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp thu mua - chủ tàu - ngư dân khai thác CNĐD.
Có thể bạn quan tâm

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.