Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 170,3%
Xét về tốc độ tăng trưởng, trong số 28 thị trường, Australia đứng đầu bảng với tốc độ tăng 4 tháng lên tới 170,3%, đứng thứ hai là Hồng Kông tăng 94,2%. Trong khi đó, XK sang Canada giảm mạnh 92,5%.
Nếu tính về giá trị, Hoa Kỳ lại là thị trường mang lại giá trị lớn nhất cho Việt Nam. Cụ thể, các DN đã thu được 12,586 triệu USD từ quốc gia này, chiếm 44,2% tổng giá trị XK hai mặt hàng này của Việt Nam.
Theo đánh giá của VASEP, các mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm nhờ các hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc; với Liên minh kinh tế Á Âu sẽ có hiệu lực.
Mặt khác, tồn kho tất cả các mặt hàng ở mức khá tốt do hạn ngạch tăng. Giá cả thị trường cũng tương đối thuận lợi. Ngoài ra, giá nhiên liệu vẫn ở mức thấp so với giữa năm 2014. Tất cả các yếu tố này sẽ cùng hỗ trợ cho hoạt động XK cua ghẹ trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.
Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.
Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.