Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá
Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.
Trong vòng khoảng 2 tuần nay, loại thanh long ruột đỏ có mẫu mã đẹp đã rớt giá từ mức giá 70.000 – 73.000 đồng/ki lô gam xuống còn 28.000 – 30.000 đồng/ki lô gam; thanh long ruột trắng từ 25.000 – 27.000 đồng/ki lô gam giảm còn 20.000 – 22.000 đồng/ki lô gam.
Vào thời điểm đầu tháng 2-2014 giá thanh long ruột đỏ cao gấp ba lần thanh long ruột trắng vì theo các nhà vườn diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60 – 70% cây thanh long ruột trắng.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang), cho rằng nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh là do thị trường Trung Quốc hiện ăn hàng chậm.
Kết quả nghiên cứu thị trường của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho thấy 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi tính ổn định của thị trường này thường không cao. Chính vì vậy, nhà vườn trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL vừa trúng đậm hồi những tháng đầu năm, nay lại rơi vào tình trạng rớt giá.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500 héc ta. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700 héc ta thanh long, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng hàng năm khoảng 3,6% trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%, nên một số loại trái cây nhiệt đới, trong đó có thanh long, sẽ có nhiều ưu thế trong tương lai. Ông Phạm Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Related news
“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.
Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.
Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.
Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.
Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.