Xuất khẩu cá tra cả năm dự kiến đạt khoảng 1,7 tỷ USD

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu >cá tra sụt giảm ở hầu hết những thị trường lớn như Mỹ, EU, tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm là bởi thuế chống bán phá giá cá tra cao (gần 1 USD/kg) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam và các nhà nhập khẩu Mỹ.
Bên cạnh đó, nhu cầu cá rô phi, sản phẩm cạnh tranh với cá tra tại thị trường này vẫn tăng.
Còn tại thị trường EU, cuối năm 2014, giá đồng EUR hạ xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn một thập niên qua so với đồng USD.
Chính sách hạn chế nhập khẩu và tăng xuất khẩu khiến cho các nhà nhập khẩu tại thị trường này hạn chế nhập khẩu hoặc tìm cách giảm giá mua.
ASEAN là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang một số nước trong khu vực ASEAN không tăng, tiêu thụ chậm.
Xuất khẩu khó khăn tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp quan tâm chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc mặc dù còn nhiều rủi ro.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc đang ngày càng tăng.
Sự tham gia thị trường của một số nhà nhập khẩu theo hướng mua bán trực tuyến, nhập khẩu vào các địa phương phía bắc Trung Quốc cũng có tác động rất lớn làm cho thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn.
VASEP nhận định: Để thúc đẩy xuất khẩu cá tra, điều quan trọng là phải lấy lại hình ảnh cho sản phẩm cá tra; đẩy mạnh cung cấp những thông tin minh bạch về sản phẩm cá tra và quá trình sản xuất đến người tiêu dùng; xây dựng hình ảnh cho sản phẩm cá tra dựa trên các ưu điểm: cá thịt trắng, giá hợp lý, không có mùi tanh…
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.