Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục

Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục
Ngày đăng: 30/10/2014

9 tháng đầu năm 2014, DN chế biến và XK cá ngừ vẫn phải đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu. Sản lượng khai thác cá ngừ của cả nước trong 9 tháng chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường giảm, giá cá ngừ vẫn ở mức thấp hơn so với năm ngoái. Do đó, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 363 triệu USD.

Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.

Mỹ: XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có sự phục hồi trong những tháng gần đây so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK trong quý này tăng 12% so với quý 3/2013, đạt hơn 43 triệu USD. Tổng giá trị XK cá ngừ trong 9 tháng đầu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 128 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm gần 13% do lượng tăng trong quý 3 này không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm hồi đầu năm.

Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường NK lớn nhất cá ngừ của Việt Nam, đặc biệt là thị trường NK đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp.

9 tháng đầu năm 2014, cá ngừ đóng hộp vẫn là sản phẩm XK nhiều nhất của Việt Nam sang đây, thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 đứng thứ 2. Tuy nhiên, XK cá ngừ đóng hộp XK thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng gia tăng, đạt gần 49 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này khiến tỷ trọng XK mặt hàng này tăng từ mức 28% hồi năm ngoái lên 38% tổng giá trị trong 9 tháng đầu năm nay.

Trong khi, XK cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (trừ mã HS0304) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục giảm hơn 14,6% so với cùng kỳ.

EU: Trái với Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam sang các nước EU giảm so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong quý 3 chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm hơn 16,8% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này đã kéo tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm nay sang khối thị trường này giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 100,5 triệu USD.

Thăn cá ngừ đông lạnh vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường EU của Việt Nam, chiếm gần 60%. Hiện chỉ có thăn cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác là có sự tăng trưởng XK sang đây, lần lượt là 4% và 21%. Trong khi, XK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm XK nhiều thứ 2 của Việt Nam sang EU, lại đang ngày càng giảm so với cùng kỳ, giảm hơn 17%. XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh mặc dù đã có sự phục hồi trong thời gian gần đây nhưng 9 tháng đầu năm vẫn giảm gần 9% so với cùng kỳ.

Đức, Italia và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU trong quý 3. XK sang 3 thị trường này thời gian gần đây đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Nhật Bản: Sau khi tăng trưởng trở lại trong những tháng  quý 2, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đầu quý 3 lại giảm so với cùng kỳ. Trong quý 3 Nhật Bản tiếp tục đứng thứ 4 sau ASEAN trong tốp 10 thị trường chính. Tổng giá trị XK trong quý này chỉ đạt hơn 5 triệu USD, giảm 1,7% so với quý 3 năm ngoái. Tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm đạt gần 18,8 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết tháng 9, XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật đều giảm, trừ cá ngừ đóng hộp. Trong đó, XK mặt hàng chủ lực là thăn cá ngừ đông lạnh sang đây chỉ đạt hơn 8 triệu USD, giảm hơn 8%. Còn XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh giảm mạnh nhất, giảm gần 75% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 5,9 triệu USD.

Dự báo, do mùa khai thác cá ngừ chính của Việt Nam đã kết thúc, nên sản lượng khai thác sẽ giảm. Từ nay tới cuối năm, các DN sẽ phải tăng cường NK nguyên liệu từ các nước để đáp ứng nhu cầu XK. Dự báo năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ đạt 505 triệu USD, giảm khoảng 4% so với năm 2013.

Với thị trường Nhật Bản, do được hỗ trợ nâng cao chất lượng sau thu hoạch, nên XK cá ngừ tươi sang thị trường này sẽ tăng nhẹ. XK sang thị trường Mỹ và EU sẽ phục hồi nhưng chậm do tại các vùng biển đang thực hiện các lệnh cấm về khai thác.


Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ

Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.

11/07/2015
 Nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán Nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán

Nhiều nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán mà phải trồng riêng để ăn. Bởi vì rau họ ăn thì không phun thuốc, còn rau đem bán thì có phun thuốc.

11/07/2015
Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trong mấy ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh… xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây thiệt hại về nhà cửa, nhiều diện tích cây trồng, rau màu bị gãy đổ, ngập úng… Mưa dông kèm lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra từ đầu mùa mưa và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới càng khiến người dân lo lắng.

11/07/2015
Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản, mang lại hiệu quả thiết thực.

11/07/2015
Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha

Qua kết quả rà soát diện tích vườn cây ăn trái mới đây của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện có 4.435ha diện tích vườn cây ăn trái, tăng khoảng 300ha so thời điểm năm 2012, trong đó diện tích quýt hồng giảm từ 1.088ha xuống còn 748ha, ngược lại quýt đường tăng mạnh, từ 650ha lên 1.313ha; diện tích trồng cam (cam dây, cam xoàn, cam sành) cũng tăng từ 600ha lên 900ha; cây nhãn giảm khá nhiều từ 520ha xuống còn 413ha.

11/07/2015