Xuất Khẩu Cá Ngừ Của Việt Nam Sang Mỹ Hồi Phục
9 tháng đầu năm 2014, DN chế biến và XK cá ngừ vẫn phải đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu. Sản lượng khai thác cá ngừ của cả nước trong 9 tháng chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường giảm, giá cá ngừ vẫn ở mức thấp hơn so với năm ngoái. Do đó, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 363 triệu USD.
Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.
Mỹ: XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có sự phục hồi trong những tháng gần đây so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK trong quý này tăng 12% so với quý 3/2013, đạt hơn 43 triệu USD. Tổng giá trị XK cá ngừ trong 9 tháng đầu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 128 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm gần 13% do lượng tăng trong quý 3 này không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm hồi đầu năm.
Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường NK lớn nhất cá ngừ của Việt Nam, đặc biệt là thị trường NK đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp.
9 tháng đầu năm 2014, cá ngừ đóng hộp vẫn là sản phẩm XK nhiều nhất của Việt Nam sang đây, thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 đứng thứ 2. Tuy nhiên, XK cá ngừ đóng hộp XK thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng gia tăng, đạt gần 49 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này khiến tỷ trọng XK mặt hàng này tăng từ mức 28% hồi năm ngoái lên 38% tổng giá trị trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong khi, XK cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ tươi, sống và đông lạnh (trừ mã HS0304) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục giảm hơn 14,6% so với cùng kỳ.
EU: Trái với Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam sang các nước EU giảm so với cùng kỳ. Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong quý 3 chỉ đạt hơn 31 triệu USD, giảm hơn 16,8% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này đã kéo tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm nay sang khối thị trường này giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 100,5 triệu USD.
Thăn cá ngừ đông lạnh vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường EU của Việt Nam, chiếm gần 60%. Hiện chỉ có thăn cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác là có sự tăng trưởng XK sang đây, lần lượt là 4% và 21%. Trong khi, XK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm XK nhiều thứ 2 của Việt Nam sang EU, lại đang ngày càng giảm so với cùng kỳ, giảm hơn 17%. XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh mặc dù đã có sự phục hồi trong thời gian gần đây nhưng 9 tháng đầu năm vẫn giảm gần 9% so với cùng kỳ.
Đức, Italia và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU trong quý 3. XK sang 3 thị trường này thời gian gần đây đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ.
Nhật Bản: Sau khi tăng trưởng trở lại trong những tháng quý 2, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đầu quý 3 lại giảm so với cùng kỳ. Trong quý 3 Nhật Bản tiếp tục đứng thứ 4 sau ASEAN trong tốp 10 thị trường chính. Tổng giá trị XK trong quý này chỉ đạt hơn 5 triệu USD, giảm 1,7% so với quý 3 năm ngoái. Tổng giá trị XK trong 9 tháng đầu năm đạt gần 18,8 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết tháng 9, XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật đều giảm, trừ cá ngừ đóng hộp. Trong đó, XK mặt hàng chủ lực là thăn cá ngừ đông lạnh sang đây chỉ đạt hơn 8 triệu USD, giảm hơn 8%. Còn XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh giảm mạnh nhất, giảm gần 75% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 5,9 triệu USD.
Dự báo, do mùa khai thác cá ngừ chính của Việt Nam đã kết thúc, nên sản lượng khai thác sẽ giảm. Từ nay tới cuối năm, các DN sẽ phải tăng cường NK nguyên liệu từ các nước để đáp ứng nhu cầu XK. Dự báo năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ đạt 505 triệu USD, giảm khoảng 4% so với năm 2013.
Với thị trường Nhật Bản, do được hỗ trợ nâng cao chất lượng sau thu hoạch, nên XK cá ngừ tươi sang thị trường này sẽ tăng nhẹ. XK sang thị trường Mỹ và EU sẽ phục hồi nhưng chậm do tại các vùng biển đang thực hiện các lệnh cấm về khai thác.
Related news
Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.
Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân Khánh Hòa trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, chính vì vậy, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, đến nay, nhiều tàu cá bắt đầu ra khơi đánh bắt trong vụ cá chính của năm.
Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú.
Theo đó, ao nuôi cần thiết kế có ống xi-phông ở giữa đáy ao để hằng ngày hút cặn bã hữu cơ ra khu xử lý nước thải. Không diệt tạp trong ao nuôi để tránh ảnh hưởng của hóa chất tồn lưu trong ao gây hại cho tôm nuôi. Lấy nước vào ao lắng có thả rô phi, cá vược để tiêu diệt các loại địch hại ấu trùng và cân bằng sinh học, sau đó lọc kỹ nước cho vào ao nuôi.
Ông Nguyễn Tri Phương, phó giám đốc Sở NN&PTNT Phú Yên, cho biết sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương của Phú Yên năm 2013 chỉ đạt 4.200 tấn, giảm trên 2.000 tấn so với các năm trước. Doanh số xuất khẩu cá ngừ năm 2013 của Phú Yên đạt khoảng 28 triệu USD.