Xuất khẩu 24 nghìn tấn vải thiều qua các cửa khẩu Lào Cai

Hiện, đang là cuối vụ thu hoạch vải thiều, theo đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai với lượng xuất khẩu vải thiều từ đầu vụ đến nay, sản lượng vải xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai sang thị trường Trung Quốc trong năm 2015 ước tính chỉ bằng khoảng 65% năm 2014 do năng suất quả vải đạt thấp, thị trường tiêu thụ trong nước và một số nước khác tăng lên.
Sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị mặt hàng khá ổn định do hàng chính ngạch chiếm tỷ lệ cao (trung bình khoảng 11.000 đồng – 13.000 đồng/kg), cùng với đó, các lô hàng xuất khẩu khá thuận lợi, không có cảnh ùn tắc tại cửa khẩu như những năm trước.
Việc phân phối, điều tiết nguồn hàng cũng được các doanh nghiệp coi trọng trong vụ xuất khẩu vải thiều năm 2015. Ngày đạt sản lượng cao nhất là 1.160 tấn, hoạt động xuất khẩu vải thiều đều đặn từ ngày 13/5 đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây nông dân xã Phú An (Cai Lậy - Tiền Giang) chọn cây chanh bông làm cây trồng chủ lực trong chuyển đổi kinh tế vườn, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.

Chi cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa xây dựng mô hình nuôi cá thâm canh tại ba xã: Hồng Thái, Trung Sơn, Quang Châu (Việt Yên) với tổng diện tích 11ha.

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lúa, gạo và thủy sản vùng ĐBSCL vừa mới diễn ra.

Ngày 11.7, tại Đồng Tháp, Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh Nam Bộ.

Tuy phong là vùng đất nổi tiếng khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước; bởi vậy 30 năm trước khi mới thành lập chỉ là một huyện nghèo nàn; còn bây giờ bộ mặt địa phương đã khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện; phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa…