Bắp nếp tím ngọt 099
Việt Nam là nước SX và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Năm 2015 kế hoạch SX đạt 1,2 triệu tấn chè thô, xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến, trong đó chè đen chiếm gần 80% tổng lượng chè xuất khẩu.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn ở mức thấp nhất thế giới do chất lượng chè chưa đáp ứng được khách hàng.
Các nước Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc và Indonesia là những khách hàng lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua.
Cây chè ưa nóng ẩm. Yêu cầu nhiệt độ của các giống chè rất khác nhau:
Chè Shan thích hợp nhất 15 - 200C (thấp nhất -50C, cao nhất 320C); các giống chè trung du thích hợp 20 -2 50C (thấp nhất 00C, cao nhất 350C). Khi từ 10 - 120C cây chè ngừng sinh trưởng.
Độ ẩm không khí phải đảm bảo 85 - 90% thì cây chè mới sinh trưởng tốt, khi độ ẩm dưới 70% thì năng suất chè có bị ảnh hưởng.
Đất trồng chè
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch. Đất trồng chè phải có độ dày tầng canh tác ít nhất là 60 cm, giữ ẩm và thoát nước tốt, có phản ứng chua (pH 5,0 - 5,5 là thích hợp nhất).
Khi pH > 6 hoặc pH < 4 cây chè phát triển kém, pH cao thì sự sinh trưởng của cây rất kém, lá cây bị héo và rễ cây bị sùi, pH > 7 cây chè có thể bị chết.
Việc bón vôi cải tạo đất chua hoặc sử dụng phân bón cho cây chè cần chú ý duy trì pH trong khoảng 4,5 - 5,5.
Khi pH cao cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh, khi đất quá chua (pH < 4) có thể sử dụng vôi vào thời gian đốn với lượng 2 - 3 tấn/ha. Không nên trồng chè trên những vùng đất có pH > 5,5.
Quan sát sự sinh trưởng của cây chè và sự có mặt của các cây chỉ thị để dự đoán là đất có pH thích hợp hay không.
Khi cây chè sinh trưởng khoẻ mạnh và ở xung quanh vườn chè có các cây họ sim, mua thì đó là đất có độ pH thích hợp.
Đất trồng chè cần được duy trì hàm lượng hữu cơ tổng số > 2,0%.
Bổ sung chất hữu cơ cho đất trồng chè bằng cách giữ lại cành lá chè đốn hàng năm, tủ gốc cho chè bằng thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các loại cây che bóng, của cây trồng xen thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, hoặc bằng cách bón phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ - khoáng...
Dinh dưỡng của cây chè
Trung bình năng suất 1 tấn chè búp khô lấy đi 40 kg N, 11,5 kg P2O5, 24 kg K2O, 4 kg MgO, 8 kg CaO, 1 kg Al; 0,06 kg Cl; 0,08 kg Na.
Lượng hút dinh dưỡng của chè cần tính đến cả lượng dinh dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân cành và rễ, bị mất theo cành và thân do đốn định kỳ.
Theo đó, để hình thành nên 1 tấn chè thương phẩm cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân nêu trên là: 144 - 169 kg N; 56,8 - 71 kg P2O5; 62 - 88 kg K2O; 24 - 29,2 kg MgO; 40 - 67 kg CaO; 8,71 kg Al; 0,74 kg Na; 0,38 kg Zn; 0,26 kg B; 0,38 kg Cu; 2,41 kg Fe và 4,79 kg Mn.
Những năm mới trồng lượng đạm bón trong khoảng 120 - 240 kg N/ha và tỷ lệ N: K2O là: 1: 0,5; thời kỳ thu hoạch, tỷ lệ N: K2O là: 1: 1 với lượng bón 240 - 300 kg N và 240 - 300 kg K2O.
Những nương chè cho năng suất cao đã bón tới 350 kg N và 350 kg K2O. Các kết quả nghiên cứu về phân bón vô cơ cho thấy tỷ lệ N: P2O5 : K2O phù hợp là 1,0: 0,3-0,5: 0,5-1,0 tùy theo điều kiện đất trồng ở từng vùng và tùy theo tuổi của nương chè.
Trong thành phần của phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 ngoài đạm, lân, kali còn được bổ sung khá đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, ma giê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo...
Do đó sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 sẽ tăng năng suất và chất lượng chè.
Giống và mật độ trồng
Trên mỗi vùng trồng chè nên sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt với cơ cấu 50%, giống địa phương 50%. Sử dụng các giống LDP1, LDP2, PH1, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT95 trồng cho vùng thấp; các giống Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, Ô long Thanh Tâm, Kim Tuyên trồng cho vùng cao. Sử dụng giống TRI 777 trồng ở vùng chè Thái Nguyên để chế biến chè xanh chất lượng cao.
Các giống chè thân gỗ (chè Shan, PH1…) trồng với mật độ 15 - 18 ngàn cây/ha, trồng hàng đơn; các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Ô long, Kim Tuyên, LDP1…) trồng mật độ từ 18 - 28 ngàn cây/ha, có thể trồng hàng kép.
Phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây chè (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)
Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9.
Phân chuồng cứ 2 năm bón 1 lần với liều lượng 0,7 - 1 tấn/sào Bắc bộ (360 m2) vào tháng 11 hoặc tháng 1. Cày 2 xá trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón phân chuồng xuống rãnh rồi lấp kín.
Đối với giống Phúc Vân Tiên (SX chè xanh), Shan Chất Tiền (SX chè đen) tại Phú Hộ - Phú Thọ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,7 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,5 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S10.5.10-5.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Tân Cương - Thái Nguyên, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3
Đối với giống chè PH8 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-3.
Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14, hoặc NPK-S 10.5.10-5, NPK-S 10.5.5-3, NPK-S*M1 10.5.5-9 cho một số giống chè thời kỳ kinh doanh, (kg/sào Bắc bộ 360 m2)
TT | Thời kỳ bón Loại giống | Bón lần 1 (Tháng 2-3) | Bón lần 2 (Tháng 5-6) | Bón lần 3 (Tháng 8-9) |
1 | Giống Phúc Vân Tiên (SX chè xanh), Shan Chất Tiền (SX chè đen) tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5. | 16-18 | 16-18 | 13-15 |
2 | Giống chè LDP1 và LDP2 tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5. | 12-14 | 12-14 | 9-11 |
3 | Giống chè LDP1 và LDP2 tại Tân Cương - Thái Nguyên, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3 | 38-40 | 38-40 | 30-32 |
4 | Giống chè PH8 tại Phú Hộ - Phú Thọ, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3 | 44-46 | 44-46 | 35-37 |
Sử dụng phân bón Lâm Thao đối với cây chè theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp) đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Đây là giống bắp nếp tím ngọt 099 do Tập đoàn East West Seed lai tạo và SX tại Thái Lan.
Giống này có khả năng thích ứng rộng, sinh trưởng, phát triển khỏe, cứng cây. Trái to, dài, tỷ lệ trái loại 1 cao, có thể thu hoạch muộn mà chất lượng ăn vẫn mềm, dẻo.
Đặc biệt, hạt có màu màu trắng đục xen kẽ hạt màu tím, trong đó khoảng 25% hạt ngọt và 75% hạt dẻo, có vị ngọt tự nhiên. Hạt tím chứa 20,3 mg Anthocyanin/1 kg bắp tươi có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Thời gian từ lúc gieo đến thu hoạch bắp tươi từ 63 - 65 ngày.
Bắp nếp tím là loại thực phẩm có thành phần và giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều beta caroten, vitamin A, sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin), C, hợp chất phenolic và nhiều khoáng vi lượng như Ca, P, Fe, Na, K, protein, chất xơ, dầu, đường. Trong giống tím dẻo 926 và tím ngọt 099 có chứa hàm lượng sắc tố anthocyanin từ 20,3 – 25,0 mg/1 kg hạt bắp rất có ích cho sức khỏe.
Tác dụng của Anthocyanin trong bắp nếp
Anthocyanin từ lâu được biết như một hợp chất kháng khuẩn và nấm gây bệnh như Salmonella enteritidis, Staphylococcus aureus, Candida albicans...
Hàm lượng anthocyanin trong bắp tím cao gấp năm lần trong bắp cải tím, gấp 10 - 100 lần so với các loài nho, 30 lần so với các loại đậu đen, cao gấp 20 lần cà tím hay 30 lần hành tím.
Chất “C3G (Cyanidin 3-glucoside)” là loại anthocyanin chủ yếu trong bắp nếp tím, có chức năng làm giảm hoạt động của các gốc tự do độc, làm chậm quá trình lão hóa nên sử dụng hàng ngày rất tốt.
Quy trình kỹ thuật trồng bắp nếp tím ngọt 099
Thời vụ trồng
Trồng được quanh năm, cần tính kỹ thời điểm xuống giống để tránh bắp trổ cờ, phun râu vào lúc nhiệt độ quá cao (trên 35 độ C) hoặc quá thấp (dưới 15 độ C).
Chuẩn bị đất trồng
Tím ngọt 099 có phổ thích ứng rộng, thích hợp trên các chân đất màu mỡ.
Làm sạch cỏ dại, cày bừa đất tơi xốp, bón 50 - 100 kg vôi/1.000 m2 (tùy loại đất) hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh khác tùy điều kiện canh tác mỗi vùng.
Gieo trồng
Mật độ gieo trồng: Nên trồng thưa hơn các loại bắp nếp khác với mức từ 4.000 - 4.600 cây/1.000 m2, khoảng cách cây cách cây 30 - 35 cm, hàng cách hàng 70 - 75 cm.
Cần 0,8 - 1,0 kg hạt giống/1.000 m2, do hạt giống nhỏ (5.500 - 6.000 hạt/kg).
Gieo trực tiếp hạt khô, không cần ngâm ủ, gieo 1 hạt/lỗ vì giống có tỷ lệ nảy mầm tốt.
Để ruộng bắp được đồng đều và tránh mất cây, bà con nên gieo dự phòng khoảng 5% hạt giống so với tổng lượng giống ta gieo và cây gieo dự phòng nên gieo trước 2 ngày trong bầu hoặc trong cát để dặm các cây bị mất.
Bón phân
Ngoài lượng phân chuồng và phân hữu cơ bón lót sau lhi làm đất 5 - 10 m3/ha, cần bón phân vô cơ như sau (lượng bón tính cho 1.000 m2).
+ Thúc đợt 1 (8 - 10 ngày sau gieo): 20 - 25 kg NPK (20-20-15) + 10 kg DAP.
+ Thúc đợt 2 (20 - 25 ngày sau gieo): 30 - 40 kg NPK + 5,0 kg kali đỏ (KCl).
+Thúc đợt 3 (30 - 35 ngày sau gieo): 20 - 25 kg NPK + 5 kg kali.
Bắp cần rất nhiều nước tưới, đặc biệt ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu nếu thiếu nước sẽ gây ra hiện tường không đầy hạt (bổ cào), do đó cần chú ý tưới nước đầy đủ.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Phòng trừ sâu bằng 2 - 3 kg diazan hoặc Basudin 10H để diệt sâu trừ đất, dế và các loại côn trùng gây hại khác.
Bỏ thuốc vào loa kèn (đọt non) để phòng ngừa sâu đục thân ở giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau gieo. Dùng Procliam, Voliam targo, Virtako… để diệt trừ sâu đục trái ở giai đoạn ngay sau khi thụ phấn xong.
Bệnh hại: Phòng trừ các bệnh khô vằn, cháy lá, gỉ sắt bằng Tilt Super, Score. Phòng bệnh sọc lá bằng trộn hạt với Cruiser plus trước khi gieo hoặc tưới Ridomil gold ở giai đoạn cây con.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 30/6/2015, Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 1 đã có kết quả phân tích chất lượng an toàn thực phẩm đối với các mẫu dưa được lấy tại một số hộ dân thôn Nà Hai, xã Quảng Khê (Ba Bể - Bắc Kạn) do Sở NN và PTNT thôn gửi đi đề nghị xét nghiệm.
Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã đưa vào trồng thử giống mãng cầu ta không hạt và hiện đã cho trái. Mãng cầu ta không hạt hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai, không có hạt.
Dù công chăm sóc khó nhọc hơn những loại cây khác nhưng trồng nhiều loại cây ăn trái trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả cao cho không ít gia đình. Ở xã Bình Sơn (Bù Gia Mập - Bình Phước) vườn cây ăn trái của gia đình anh Nguyễn Hồng Phương ở thôn Phú Châu cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.
Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây mới vào sản xuất, anh Phạm Văn Tiến, xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim Hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, nhưng giá thành lại rẻ hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác.