Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Trồng Xen Chanh Trong Vườn Cao Su

Làm Giàu Nhờ Trồng Xen Chanh Trong Vườn Cao Su
Ngày đăng: 01/03/2014

Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.

Thu nhập trên 150 triệu đồng/năm

Qua tìm hiểu, nhận thấy cây chanh có thể phát triển trên nền đất sỏi cơm nên năm 2010, anh Hùng về tỉnh Tiền Giang chọn mua hơn 1.000 cây chanh tàu bông tím (chanh tứ quý) về trồng xen trong diện tích hơn 2 ha cao su của gia đình.

Sau 12 tháng cần mẫn chăm sóc, cây chanh đã cho lứa hoa đầu tiên nhưng do thân cây còn nhỏ nên đến 18 tháng anh Hùng mới quyết định để cây nuôi trái.

Do thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên cây chanh phát triển rất mạnh và cho năng suất cao. Với hơn 2 ha chanh trồng xen trong vườn cao su, mỗi năm gia đình anh Hùng thu hoạch hơn 20 tấn trái.

Với giá bán như hiện nay (trung bình 15 ngàn đồng/kg), anh Hùng nhẩm tính, 1 ha chanh trồng xen trong vườn cao su cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.

Anh Hùng còn có nguồn thu không nhỏ từ bán cây giống cho các nông hộ trong vùng và các khu vực lân cận. Từ đầu năm đến nay, anh đã cung cấp hơn 8.000 cây giống cho bà con, giá bán bình quân 12 ngàn đồng/cây.

Lợi cả hai giống cây

Anh Hùng cho biết, chanh tứ quý cho trái quanh năm, dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra hoa đơn giản nhưng thu nhập từ cây trồng này khá cao nên nhiều nông dân đã chuyển từ trồng các loại cây ăn trái khác sang trồng chanh hoặc trồng xen thêm chanh.

Tuy nhiên, để cây chanh đạt năng suất, chất lượng, người trồng cần xử lý cho cây ra hoa tập trung, cho đậu trái nhiều vào một vụ chính từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm. Và để ra trái theo ý muốn, bà con cần áp dụng phun thuốc kích thích làm cho chanh rụng lá, ra đọt, bông.

Theo kinh nghiệm của anh Hùng, đất đai Bình Phước rất phù hợp cho việc trồng chanh. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao ni-lon lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm cần phải đắp đất thêm cho mô. Sau khi trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa làm lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép. Ngoài ra, đa số rễ chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa khô ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng cách tận dụng lá khô của cây cao su và tủ cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi lá cao su khô bị phân hủy sẽ cung cấp mùn tạo độ phì nhiêu màu mỡ cho đất.

Anh Hùng cho biết: “Nông dân nên trồng xen cây chanh trong vườn cao su để tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Trồng xen cây chanh vào các vườn cao su sẽ rất có lợi cho người trồng. Vì cây chanh có thể phát triển tốt trong vườn cao su, ngược lại cây cao su sẽ có thêm nguồn dinh dưỡng từ việc chăm sóc cho cây chanh”.

Theo anh Hùng, chanh có thể ra hoa quanh năm nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân, (tức trổ hoa vào các tháng 2, 3, 4, 5 dương lịch). Muốn chanh ra trái mùa nghịch, phải chăm sóc bón phân để cây trổ hoa tháng 9, 10 dương lịch và cho thu hoạch sau 2 đến 3 tháng.

Từ khi cây nhú đọt non và nụ hoa, bà con cần kiểm tra vườn chanh thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh ăn lá. Định kỳ 15 ngày/lần xịt thuốc Kasuran để ngừa bệnh ghẻ trái và xì mủ. Khi mùa mưa chấm dứt phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, vì khi cây đang mang trái rất cần nước.


Có thể bạn quan tâm

Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

15/11/2014
Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

17/11/2014
Dịch Vụ Cung Cấp Lao Động Nông Nghiệp Đắt Hàng Dịch Vụ Cung Cấp Lao Động Nông Nghiệp Đắt Hàng

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.

17/11/2014
Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

17/11/2014
Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

17/11/2014