Xuất hiện tôm chết do dịch bệnh tại Tiên Yên (Quảng Ninh)

Cụ thể, tại khu nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông Lưu Đức Chiến có tôm thẻ chân trắng chết trên diện tích 3,2 ha của 8 ao, số lượng con giống 250 vạn, tôm thả được 30 ngày.
Theo kết quả xét nghiệm số 2964/TYV2 ngày 30-5 của Cơ quan thú y vùng 2, thì mẫu tôm thẻ chân trắng và mẫu bùn trong ao của nhà ông Chiến dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã phối hợp với UBND xã Hải Lạng cấp 200kg Chlorine trực tiếp xử lý các ao có tôm chết, đến thời điểm này đã xử lý xong các ao nuôi. Hiện hộ nhà ông Chiến vẫn còn 5 ao nuôi tôm chưa xuất hiện hiện tượng tôm chết. Chi cục Thú y đã tiếp tục thu mẫu bùn, mẫu nước và mẫu tôm của các ao nuôi nhà ông Chiến theo chương trình giám sát để theo dõi, kiểm tra tình hình.
Với 4 hộ nuôi tôm quảng canh, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, có diện tích tôm chết là 9,2 ha với số lượng giống thả là 44 vạn tôm giống, thời gian thả từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. UBND xã Hải Lạng và phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã cấp hóa chất Chlorine cho các hộ nuôi này theo định mức 50kg/1ha để các hộ tự xử lý môi trường ao nuôi. Quá trình xử lý có sự giám sát của cán bộ xã.
Qua nhận định ban đầu thì tôm chết tại các hộ quảng canh một phần là do thời tiết khắc nhiệt, nắng nóng kéo dài trong khi mực nước ao thấp, các hộ không chủ động được việc cấp nước. Chi cục Thú y đề nghị địa phương cần chủ động quyết liệt hơn nữa xử lý triệt để các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh để tránh lây lan ra các vùng nuôi khác.
Related news

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch bệnh, giá bán dưới giá thành sản xuất đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và các vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn nhiều hạn chế…

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.