Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng
Theo đó, cây cà phê đang trong giai đoạn quả non xuất hiện các sâu bệnh hại như bệnh rỉ sắt với tỷ lệ 6,8%, diện tích nhiễm 700 ha; khoảng 250 ha nhiễm bệnh khô cành, tỷ lệ bệnh hại trung bình 2,5%; có 165 ha cà phê bị nhiễm bệnh rệp sáp cành và rệp vẩy xanh, phân bố rải rác với tỷ lệ hại trung bình 2,5%.
Đối với cây hồ tiêu đang trong giai đoạn ra hoa, sâu bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá (bệnh chết chậm), diện tích nhiễm là 249 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 7%, phân bổ rải rác; bệnh rệp sáp gốc với diện tích nhiễm khoảng 249 ha, mật độ trung bình 0,7 con/hố; 249 ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng hại rễ, với tỷ lệ nhiễm trung bình 10,7%, phân bố hầu hết trên diện tích tiêu của huyện; bệnh chết nhanh chết chậm khoảng 70 ha với tỷ lệ nhiễm trung bình là 1,7%, phân bố rải rác.
Bệnh rệp sáp có khả năng gây rộng trái trên cây cà phê. Ảnh: Quang Tấn
Hiện Trạm Bảo vệ Thực vật huyện đã và đang tập trung hướng dẫn và khuyến cáo người dân cách phòng trừ, cũng như khuyến cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện cũng đã tăng cường công tác phối hợp thanh tra các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra các hoạt động buôn bán, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn diễn ra theo đúng quy định.
Related news
10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.
Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.
Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.
Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.
Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.