Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Tại các cánh đồng huyện Can Lộc, Đức Thọ… tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một vài nhóm phụ nữ lạ đi lùng bắt đỉa với số lượng lớn.
Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.
Việc nhóm người “lạ” đến săn đỉa tại các cánh đồng của địa phương huyện Can Lộc, Đức Thọ cũng khiến người dân bản xứ thắc mắc, tò mò… không biết họ bắt đỉa về làm gì, anh Nguyễn Cảnh Toàn, thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết. Có hỏi thì họ chỉ cười bảo, “tất nhiên bắt đỉa để bán lấy tiền thôi!”, anh Minh cho biết thêm.
Theo chân anh Nguyễn Cảnh Toàn (54 tuổi), thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc ra đồng “truy tìm” người bắt đỉa, nhưng đen cho chúng tôi là hôm nay họ không đi hoặc đã đi “săn đỉa” tại cánh đồng khác. “Thường thì một cánh đồng họ bắt một vài lần rồi chuyển sang cánh đồng khác. Hoặc họ tìm tới ao, hồ của nhà dân để vợt đỉa”, anh Toàn nói thêm.
Theo ông Trần Trí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, “Chúng tôi đã nghe người dân phản ánh, cho cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp thăm dò, kiểm tra, thực tế là có việc người dân nơi khác đến “săn lùng” đỉa tại địa phương.
Việc họ bắt đỉa cũng như bắt các con vật khác như: cua, ốc, cá, lươn… miễn là họ không làm ảnh hưởng đến các cây trông, sản xuất của chủ thể trên thửa ruộng. Tuy nhiên, qua thăm dò, những người đi bắt đỉa chủ yếu là người dân Thanh Hóa. Họ bắt đỉa đem về bán cho các đầu mối địa phương, đầu mối đó lại đem đi bán cho các tay buôn khác”.
Nhóm người này hành nghề rất chuyên nghiệp, mỗi người chọn một đám ruộng rồi dùng chân khuấy nước để đỉa bò lên và dùng rổ, vợt để vớt đỉa bỏ vào túi vải. Nghe nói, bắt được 1 con đỉa tính bằng cả chục ngàn đồng. Mỗi 1kg đỉa có giá 500.000-600.000 đồng.
Cũng theo ông Trí, họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết, chỉ nghe phong phanh một số người dân xì xào, hình như họ bắt đỉa bán cho các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.

Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.

Hiện tại, nông dân ở huyện Cao Lãnh xuống giống trên 70ha rau màu các loại gồm: dưa leo, dưa hấu cải xanh, khổ qua, bầu, bí, ớt, cà chua tập trung ở các xã ven quốc lộ 30 và thị trấn Mỹ Thọ, trong đó, có trên 50ha dưa hấu. Người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dùng màng phủ nông nghiệp nên hạn chế được sâu rầy trên cây dưa, giảm công tưới, ít hao phân.