Xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1

Ngày 8/10, Trạm Thú y huyện Ngọc Hồi cho biết, đơn vị đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan thú y Vùng V (ở Đăk Lăk) để xét nghiệm ngay sau khi nhận được tin báo của gia đình ông Nguyễn Văn Viên ở thôn Ngọc Yên, xã Đăk Xú (Ngọc Hồi) về đàn gia cầm của gia đình có biểu hiện ốm chết rải rác không rõ nguyên nhân. Kết quả cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virut cúm A/H5N1.
Trước tình trạng trên, Trạm Thú y huyện Ngọc Hồi phối hợp với UBND xã Đăk Xú tiến hành tiêu hủy trên 2.700 con gia cầm bao (gồm gà và ngỗng) của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Viên.
Đồng thời, theo chỉ đạo của UBND huyện Ngọc Hồi, Trạm Thú y huyện phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch như tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng dập dịch và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không cho vận chuyển gia cầm ra khỏi địa bàn xã, giám sát việc phòng chống dịch tại nơi xuất hiện ổ dịch cũng như vùng giáp ranh.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.