Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình
Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống kỳ đà tại tỉnh Điện Biên” sẽ được Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) triển khai tại tỉnh Điện Biên. Theo đó, sẽ thử nghiệm nhân nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật nhân nuôi kỳ đà và xây dựng mô hình nhân nuôi 20 cá thể tại các hộ gia đình tỉnh Điện Biên.
Việc triển khai thành công đề tài sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh nói chung, mở ra triển vọng lớn về phát triển chăn nuôi, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.
Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.
Theo kế hoạch, năm 2015, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đưa vào nuôi tôm trên diện tích hơn 2 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 1.941 ha, diện tích nuôi tôm thẻ là 150 ha. Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm đầu tư lớn để cải tạo ao đầm cũng như mua giống tôm của những công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh về nuôi.
Hai con cá lăng lớn, một con nặng 20 kg, con khác nặng 18 kg, cả 2 con đều dài gần 1 mét đã được bà Lê Thị Hồng Cẩm (59 tuổi) - chủ nhà hàng Phương Dung tại TP. Buôn Ma Thuột, Đak Lak mua.
Năm 2014, sản xuất tôm nuôi đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thủy sản và 13% giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn, nuôi tôm vẫn gặp nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để tháo gỡ khó khăn, nuôi tôm theo VietGAP đang ngày càng phổ biến ở nhiều nơi.