Xuất Cấp Hóa Chất Sát Trùng Hỗ Trợ Các Địa Phương Phòng Chống Dịch Cúm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Tây Ninh phòng chống dịch cúm gia cầm.
Theo đó, Bộ yêu cầu Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa phòng, chống dịch cúm gia cầm. Công ty Cổ phần Thuốc thú y trung ương VET VA CO xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Tây Ninh phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu việc xuất cấp nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hóa chất.
Chủ tịch UBND các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Tây Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân phối và hướng dẫn sử dụng hóa chất sát trùng phòng, chống dịch bệnh theo quy định; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo thông tin từ Cục Thú y, hiện nay, cả nước còn 77 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.
Cục Thú y cũng cho biết, qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy: Trung bình mỗi ngày xuất hiện 02 ổ dịch mới; trung bình mỗi tỉnh có 03 ổ dịch xảy ra tại 02 huyện. Dịch gia tăng (trung bình 4-7 ổ dịch/ngày) từ sau dịp Tết Nguyên đán từ ngày 5/2/2014. Riêng trong mấy ngày từ 10-14/2/2014, số lượng ổ dịch xuất hiện nhiều nhất.
Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời nên chưa có hiện tượng lây lan diện rộng. Riêng các tỉnh Khánh Hòa, Trà Vinh và Lào Cai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
Thời gian tới, nguy cơ xảy ra dịch nhỏ lẻ ở các địa phương là rất cao. Nếu các địa phương tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn kiểm soát được dịch.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…