Vươn lên từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Năm 1972, bà Khiển lập gia đình. Tài sản cha mẹ để lại cho bà là căn nhà lá lụp xụp và 2.000m2 đất. Để kiếm sống, gia đình bà phải đi làm thuê do không có tiền đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. Rồi bà sinh con, cuộc sống trở nên chật vật hơn. Năm 1992 chồng bà bỏ đi, để lại mình bà nuôi 7 người con.
Thấy gia cảnh của bà Khiển, Hội Nông dân phường Chánh Mỹ đã hỗ trợ gia đình bà vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để làm ăn. Có tiền, bà bắt đầu mua dê về nuôi; tận dụng diện tích mặt nước cạnh nhà, bà nuôi thêm cá và trồng hoa súng để tăng thu nhập. Hội Nông dân phường còn hỗ trợ thêm cho bà về cá giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…
Ban đầu bà Khiển chỉ nuôi 2 con dê giống, 1 tháng sau mua thêm 2 con. Đến nay đàn dê của gia đình bà đã tăng lên 150 con. Bà Khiển cho hay, nuôi dê đem lại hiệu quả cao hơn những vật nuôi khác. Dê là động vật nhai lại, ăn tạp, vì thế thức ăn của chúng cũng đơn giản là các loại lá, cây cỏ, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có nên ít tốn chi phí. Trung bình nuôi khoảng 4 tháng dê bắt đầu sinh sản; mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 3 con. Hiện nay, đầu ra cho dê cũng khá thuận lợi. Các thương lái thường tìm đến nhà để mua, có những thời điểm không đủ nguồn dê để cung cấp. Mỗi năm gia đình bà xuất bán khoảng 60 con, thu nhập khoảng 120 triệu đồng.
Ngoài dê, ao cá rộng 5.000m2, bà Khiến nuôi các loại cá điêu hồng, tai tượng, rô phi cho thu nhập thêm khoảng 60 triệu đồng/năm. Bà còn tận dụng ao nuôi cá để trồng bông súng với thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Với sự cần cù, chịu khó của bà và các thành viên trong gia đình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời về vốn, kỹ thuật chăn nuôi từ địa phương, đến nay mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng không chỉ giúp gia đình bà Khiển thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá. Bên cạnh đàn dê 150 con, đàn trâu, bò 15 con… bà còn trồng sen, súng và nuôi cá; tổng thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Kinh tế gia đình ổn định, bà Khiển có điều kiện lo cho con cái ăn học đàng hoàng và có công việc ổn định. Bà chia sẻ: “Nhờ được sự giúp đỡ rất lớn của địa phương, gia đình tôi mới cải thiện được cuộc sống như hiện nay. Tới đây, gia đình cũng sẽ đầu tư thêm vào sản xuất, chăn nuôi để kinh tế gia đình ổn định hơn, xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn”.
Ông Vương Thanh Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Chánh Mỹ cho biết, trong những năm qua, công tác giảm nghèo tại địa phương luôn được Đảng ủy, UBND phường quan tâm. Cuối năm 2010, phường có 135 hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, đến nay chỉ còn 50 hộ nghèo. Phường phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, đạt mức dưới mức 1%.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.